Bệnh giãn phế quản có lây?
Bệnh giãn phế quản có lây không là vấn đề được đông đảo mọi người quan tâm bởi căn bệnh này có thể ảnh hưởng nặng nề tới thận, gan, phổi, tim,... nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nặng.
Bệnh giãn phế quản có lây?
Bệnh giãn phế quản có lây không là vấn đề được đông đảo mọi người quan tâm bởi căn bệnh này có thể ảnh hưởng nặng nề tới thận, gan, phổi, tim,... nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nặng.
Bệnh giãn phế quản là gì?
Trước khi trả lời câu hỏi “Bệnh giãn phế quản có lây không”, chúng ta cần tìm hiểu xem bệnh giãn phế quản là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh ra sao. Bệnh giãn phế quản là tình trạng các phế quản nhỏ hoặc trung bình bị giãn không thể hồi phục kèm theo sự rối loạn cấu trúc của các lớp phế quản, tình trạng tiết dịch phế quản và nhiễm khuẩn theo từng đợt. Giãn phế quản có thể do bẩm sinh hoặc sau này mắc phải, theo báo Sức Khoẻ Đời Sống thì bệnh phổ biến hơn ở nam so với nữ với tỷ lệ 4 nam/1 nữ.
Người bệnh giãn phế quản có thể phải chịu những ảnh hưởng trầm trọng tới thận, gan, phổi, tim,... nên cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nặng như suy tim, ộc ra máu gây tắc nghẽn đường thở, ho lẫn máu, khí phế thũng, mủ phổi, áp xe phổi, bội nhiễm tái phát khiến người bệnh khó thở và tăng nguy cơ tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh giãn phế quản
Có hiểu được nguyên nhân gây bệnh do đâu thì mới xác định được bệnh giãn phế quản có lây hay không và nếu có thì lây qua đường nào. Theo các bác sĩ, thường gặp nhất là dạng viêm hoại tử thành phế quản, do nhiễm khuẩn như phế quản phế viêm, ho gà, sởi, cúm,...; chít hẹp phế quản do lao phế quản, dị vật, u,... bên dưới chỗ chít hẹp dễ nhiễm khuẩn kết hợp với nội áp lực phế quản dễ làm giãn phế quản; hoặc do tổn thương xơ quanh phế quản co kéo như áp xe phổi mạn tính, lao xơ hang, lao xơ phổi,...
Ngoài ra, bệnh có thể do một số nguyên nhân bẩm sinh như hội chứng mounier – kuhn (viêm xương sàng - giãn phế quản); hội chứng kartagener (viêm xoang và đảo lộn phủ tạng -polyp mũi - giãn phế quản);...
Triệu chứng của bệnh giãn phế quản
- Bệnh thường gây thiếu máu, gầy, sút cân, mệt mỏi, móng tay khum hoặc dùi trống, hay bị sốt lặp đi lặp lại.
- Ho khạc đờm kéo dài: Thường khạc vào sáng sớm, khạc nhiều đờm, đờm có màu vàng hoặc mủ xanh hoặc lẫn máu.
- Ho ra máu: Triệu chứng này tái phát nhiều lần và có thể kéo dài suốt nhiều năm. Thể bệnh chỉ có triệu chứng này là giãn phế quản thể khô.
- Khó thở: Triệu chứng này thường xuất hiện muộn khi tổn thương đã lan ra cả 2 phổi.
- Sốt: Trong trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp.
- Đau ngực.
Bệnh giãn phế quản có lây không?
Câu trả lời là có nếu như bạn bị lây siêu vi do tiếp xúc lân cận với bệnh nhân giãn phế quản trong giai đoạn viêm long hô hấp trên. Như vậy, có thể nói rằng bệnh phế quản có lây qua đường hô hấp.
Cách điều trị và phòng tránh bệnh giãn phế quản
Tương tự như các bệnh lý về đường hô hấp khác, giãn phế quản tuy là một trong những bệnh về phổi chiếm tỷ lệ tử vong cao song nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách vẫn có thể ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Phương pháp điều trị bệnh giãn phế quản quan trọng nhất là phải dẫn lưu hết lượng đờm mủ ra ngoài để phế quản được thông thoáng, không còn bị tắc nghẽn. Đồng thời, nên cho bệnh nhân uống nhiều nước và sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không dùng thuốc bừa bãi. Khi bệnh có dấu hiệu chuyển nặng, phải lập tức đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.
Tuỳ thuộc vào giai đoạn tổn thương và thể bệnh mà bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp như dẫn lưu tư thế nhằm tháo mủ ra ngoài; dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ (nghĩa là cấy đờm tìm vi khuẩn, sau đó dùng kháng sinh có khả năng diệt vi khuẩn đó hiệu quả nhất); phẫu thuật cắt bỏ vùng phổi bị giãn phế quản. Tuy nhiên trên thực tế, việc điều trị bệnh giãn phế quản rất khó khăn, tốn kém nhiều tiền bạc và thời gian. Do đó, mỗi người cần lưu ý những điều sau để tránh mắc bệnh giãn phế quản:
- Nên cho các thành viên trong gia đình, nhất là trẻ nhỏ tiêm vắc xin phòng ngừa cảm cúm vì khi bị cảm cúm, sức đề kháng giảm sút sẽ khiến cơ thể dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn về tai mũi họng và đường hô hấp, từ đó gây ra bệnh giãn phế quản.
- Phụ huynh cần đưa con em đi tiêm phòng đầy đủ theo chương trình Tiêm chủng mở rộng để phòng tránh các bệnh ho gà, bạch hầu, sởi, lao,... bởi nếu mắc phải các bệnh này, trẻ rất dễ bị giãn phế quản khi trưởng thành.
- Khi bản thân hoặc người thân trong gia đình mắc các bệnh bẩm sinh như nhiễm khuẩn tai mũi họng, phế quản cấp và mạn tính, viêm phổi, áp xe phổi, lao sơ nhiễm, u lành tính hoặc ác tính ở phổi, dị vật đường thở, polyp đường thở,... cần phải điều trị dứt điểm để tránh những di chứng có thể gây giãn phế quản sau này.
- Do bệnh giãn phế quản có lây qua đường hô hấp, cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh giãn phế quản, đặc biệt là trong giai đoạn viêm long hô hấp trên.
- Người làm việc trong môi trường thường phải tiếp xúc với các loại hoá chất dễ bay hơi cần sử dụng những phương tiện bảo hộ lao động như đeo kính, mặt nạ phòng độc, khẩu trang,... Chủ cơ sở lao động phải có biện pháp khiến không gian làm việc thông thoáng hơn như hút hơi hoá chất, dùng máy hút bụi, mở nhiều cửa, sử dụng quạt thông gió,... để tránh công nhân bị giãn phế quản do hít phải hoá chất.
- Vệ sinh răng miệng mỗi ngày, đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng hoặc khi ra đường để tránh lây nhiễm những bệnh hô hấp, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh giãn phế quản.