Bệnh giảm tiểu cầu không nên ăn gì?

Bệnh giảm tiểu cầu không nên ăn gì? Đó là thắc mắc của rất nhiều người bệnh tiểu cầu. Quá trình tăng hoặc giảm số lượng tiểu cầu có liên quan mật thiết đến chất lượng dinh dưỡng có trong bữa ăn của bạn.

Bệnh giảm tiểu cầu không nên ăn gì? Bệnh giảm tiểu cầu không nên ăn gì?

Bệnh giảm tiểu cầu không nên ăn gì? Đó là thắc mắc của rất nhiều người bệnh tiểu cầu. Quá trình tăng hoặc giảm số lượng tiểu cầu có liên quan mật thiết đến chất lượng dinh dưỡng có trong bữa ăn của bạn, nếu bạn sử dụng đúng cách thì tình trạng sức khỏe cũng như bệnh lý sẽ được cải thiện rõ rệt, còn ngược lại nếu sử dụng không đúng cách và bất hợp lý thì sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn, làm cho tình trạng bệnh xấu đi.

Bệnh giảm tiểu cầu là bệnh gì?

Bệnh giảm tiểu cầu là tình trạng số lượng tiểu cầu trong cơ thể bị giảm do một số nguyên nhân khác nhau gây ra.

Bệnh nhẹ có thể gây xuất huyết dưới da, nặng hơn thậm chí có thể gây xuất huyết nội tạng hoặc xuất huyết não... Theo kiến thức y học thì tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu của cơ thể. Nó được sinh ra từ tủy xương và thường có kích thước rất nhỏ. Tiểu cầu đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc giúp cơ thể bạn cầm máu nhờ các tính chất đặc thù là chúng tập trung thành từng đám dính chặt vào thành mạch nơi có những tổn thương và sự thoái hóa các chất nhầy để từ đó giải phóng ra yếu tố có thể giúp làm đông máu. Ngoài ra còn giúp cơ thể cầm máu và bảo vệ thành mạch không bị rò rỉ. Giảm tiểu cầu là tình trạng khá nghiêm trọng vì khi số lượng tiểu cầu bị giảm đi thì quá trình đông máu không được thực hiện và từ đó gây nên tình trạng xuất huyết.

vicare.vn-benh-giam-tieu-cau-khong-nen-an-gi-body-1

Bệnh giảm tiểu cầu không nên ăn gì?

Theo các bác sĩ, những bệnh nhân mắc bệnh giảm tiểu cầu nên hạn chế những thực phẩm sau:

- Một số loại như quả nho đen, tỏi, gừng, cà chua và dầu cá: Vì nếu ăn lượng lớn những thực phẩm này vào cơ thể sẽ gây trở ngại cho qúa trình đông máu.

- Bạn cũng nên tránh ăn những thực phẩm như bánh kẹo ngọt, đường, những loại trái cây có chứa hàm lượng đường lớn như chuối, đu đủ hay hồng xiêm..., vì đường sẽ góp phần thúc đẩy quá trình tạo chất acid gây ra bệnh.

- Hạn chế những loại đồ uống có gas và cồn như rượu bia hay các loại nước tăng lực, các loại hoa quả lên men vì theo các bác sĩ thì chúng có tác động trực tiếp làm giảm số lượng tiểu cầu.

- Bạn cũng không nên uống những sản phẩm sữa hoặc sản phẩm pha chế có sữa vì khi hệ miễn dịch suy giảm sẽ khiến cho việc hấp thu sữa và các chế phẩm từ sữa gặp nhiều khó khăn hơn.

- Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc bệnh giảm tiểu cầu cũng không nên ăn những thực phẩm đông lạnh, uống nước lạnh, nước có đá lạnh, tránh những thức ăn cứng để tránh làm tổn thương niêm mạc ở khoang miệng cũng như hệ tiêu hóa.

Bệnh giảm tiểu cầu nên ăn gì?

Để giúp cho quá trình điều trị bệnh thì bệnh nhân nên ăn những loại thức ăn sau như:

- Bạn nên ăn nhiều những thực phẩm không qua chế biến để bảo đảm tối đa lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân nên lựa chọn những thực phẩm tươi sống như các loại rau, củ có thể ăn sống để làm nguồn bổ sung trực tiếp cho cơ thể người bệnh. Một số loại rau củ quả như cải xoăn, cà rốt, khoai lang và ớt chuông, ..sẽ giúp cung cấp một lượng vitamin K, vitamin A và vitamin C lớn cho cơ thể bệnh nhân một cách tốt nhất. Tuy nhiên các bác sĩ khuyên bạn chỉ nên ăn một lượng vừa đủ hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho đường ruột.

vicare.vn-benh-giam-tieu-cau-khong-nen-an-gi-body-2

Các chuyên gia cho rằng, những loại thực phẩm có màu xanh giàu vitamin K rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh suy giảm tiểu cầu. Vitamin K đóng một vai trò rất quan trọng trong chức năng của tiểu cầu và đông máu để giúp cho quá trình điều chỉnh các enzym cần thiết cho sự hình thành cục máu đông. Bởi vậy mà bạn nên ăn các loại rau như súp lơ xanh, cải xanh hay rong biển...đều rất tốt cho cơ thể.

- Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung cho cơ thể các loại ngũ cốc giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, chất xơ và vitamin nhóm B cho cơ thể. Gạo lứt muối mè là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân mắc bệnh giảm tiểu cầu.

- Bên cạnh đó, người bệnh nên tăng cường cung cấp một số loại vitamin và khoáng chất hỗ trợ cho sự phát triển của tiểu cầu gồm có: Vitamin B9, axit folic, Vitamin C hay Vitamin D và Vitamin K.

- Cuối cùng là người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu cần phải nhai kỹ, nên thêm những thực phẩm mềm và dễ tiêu hóa vào thực đơn hằng ngày.

Như vậy, bài viết trên HoiBenh đã chia sẻ rất nhiều những thông tin bổ ích về bệnh giảm tiểu cầu. Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với những bệnh nhân mắc bệnh này, vì thế bạn nên dắt túi những kiến thức trên để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân tốt hơn.

HoiBenh Home Địa chỉ xét nghiệm máu uy tín minh bạch

Với quy trình hoàn toàn khép kín, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn dịch vụ xét nghiệm của Trung tâm xét nghiệm HoiBenh Home. Khách hàng không phải đăng ký, chờ đợi mệt mỏi và mất nhiều thời gian tại các trung tâm y tế để được xét nghiệm. Đến với HoiBenh Home khách hàng cũng hoàn toàn yên tâm về chất lượng mẫu lấy, độ chính xác của kết quả xét nghiệm cũng như tính bảo mật của kết quả.

vicare.vn-benh-giam-tieu-cau-khong-nen-an-gi-body-3

Hiện HoiBenh Home cung cấp Gói xét nghiệm tổng quát (bao gồm cả Xét nghiệm công thức máu giúp theo dõi tiểu cầu) tại nhà đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Và HoiBenh Home tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá gói xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm tổng quát được cập nhật phía cuối bài viết.

Đia chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?
  • Chứng xuất huyết giảm tiểu cầu