Bệnh ghẻ có nguy hiểm không?

Hiện nay bệnh ghẻ đã không còn xa lạ gì với con người kể cả người già hay trẻ nhỏ. Bệnh ghẻ là một bệnh mang tính lan truyền cao, nhưng rất nhiều người chủ quan về bệnh ghẻ và không điều trị đúng chỉ định của bác sĩ. Vậy bệnh ghẻ có nguy hiểm không? Để giải đáp thắc mắc này, HoiBenh xin mời các bạn tham khảo thông tin qua bài viết sau đây.

Bệnh ghẻ có nguy hiểm không? Bệnh ghẻ có nguy hiểm không?

Hiện nay, bệnh ghẻ đã không còn xa lạ gì với tất cả mọi người kể cả người già hay trẻ nhỏ. Bệnh ghẻ là một bệnh mang tính lan truyền cao, nhưng rất nhiều người chủ quan về bệnh ghẻ và không điều trị đúng chỉ định của bác sĩ. Vậy bệnh ghẻ có nguy hiểm không? Để giải đáp thắc mắc này, HoiBenh xin mời các bạn tham khảo thông tin qua bài viết sau đây.

1. Bệnh ghẻ là gì?

Bệnh ghẻ là một loại bệnh ngoài da do ký sinh trùng ghẻ cái gây ra. Loại ghẻ này có tên y học là Sarcoptes Scabiei, to khoảng 1/4mm. Nếu nhìn bằng mắt thường chỉ có thể thấy chúng như những chấm trắng đục li ti và sẽ thấy chúng di chuyển vị trí vào ban đêm.

Hình thức gây bệnh của loại ghẻ này như sau: Ban ngày, con ghẻ cư trú trong những mụn nước nhỏ li ti trên da. Đêm đến, chúng chui ra khỏi mụn nước đó để đẻ trứng trên những rãnh nhỏ, lỗ chân lông của da gây ngứa ngáy cho bệnh nhân. Ghẻ sinh sản và lây lan rất nhanh, chúng có thể lây sang người khác bằng cách bò sang do tiếp xúc, ngủ cùng, dùng chung quần áo, đồ dùng cá nhân...

vicare.vn-benh-ghe-co-nguy-hiem-khong-body-1

2. Nguyên nhân gây bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ do một loại ký sinh trùng con cái ghẻ gây nên. Con ghẻ đực không có khả năng gây bệnh vì chúng chết ngay sau khi giao hợp. Cái ghẻ gây bệnh ngay sau khi xâm nhập vào cơ thể thông qua đường biểu bì da, chúng sẽ liên tục đào hầm và đẻ trứng và phát triển khắp trên da bệnh nhân. Khi ở trong da, ghẻ cái sẽ liên tục đẻ trứng trong vòng 4-6 tuần liền, mỗi ngày chúng đẻ từ 2 – 3 trứng.

Ghẻ lây lan do tiếp xúc trực tiếp giữa người này sang người khác qua việc dùng chung đồ cá nhân, quần áo, nằm chung giường hay chạm vào những vùng da bị ghẻ. Điều cần lưu ý là bệnh ghẻ sẽ lây lan chủ yếu trong phạm vi gia đình do sự tiếp xúc thường xuyên nên khó tránh khỏi tình trạng lây bệnh sang nhau. Bệnh ghẻ cũng là một loại bệnh nằm trong nhóm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

3. Dấu hiệu thường gặp ở bệnh ghẻ

Có 3 triệu chứng quan trọng phổ biến ở bệnh ghẻ là:

- Mọc mụn nước nhỏ ở những vị trí đặc biệt như kẽ tay, cổ tay, bụng, mặt trong đùi. Ở trẻ nhỏ còn gặp ở lòng bàn lay, lòng bàn chân, sau mông, ở mặt.

- Ngứa nhiều về ban đêm do con ghẻ di chuyển trên da.

- Ngoài ra còn có thể gặp triệu chứng phụ khác như mụn mủ, chốc lở, mụn nhọt...

vicare.vn-benh-ghe-co-nguy-hiem-khong-body-2

4. Bệnh ghẻ có nguy hiểm không?

Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da thường hay gặp ở trẻ nhỏ và người già. Triệu chứng nổi bật là ngứa đỏ, nổi mụn nước, đặc biệt là ở kẽ chân và kẽ tay. Các nốt mụn này nếu gãi mạnh, gãi thường xuyên sẽ khiến chúng bị vỡ ra và lây lan sang vùng da khác.

Bệnh ghẻ sẽ không nguy hiểm nếu bệnh nhân đi khám và điều trị theo sự chỉ định của các bác sĩ da liễu. Khi bị ghẻ, bệnh nhân nên được khám và chỉ định thuốc, tránh trường hợp tự ý sử dụng thuốc lung tung dễ bị lờn thuốc mà không đem lại hiệu quả. Còn nếu bệnh nhân tùy ý sử dụng thuốc ngoài và không đúng liều lượng thì sẽ khiến bệnh ghẻ trở nặng hơn và gây ngứa rát, lở loét nhiều vùng da trên cơ thể, đặc biệt có thể gây ảnh hưởng, suy nhược cơ thể của người bệnh.

Vì vậy, các bạn cần chú ý khi thấy có dấu hiệu bị bệnh ghẻ thì nên đến thăm khám và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân bôi Permethrine 5% hoặc Diethylphatalate, tuy nhiên số lượt bôi còn phụ thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ của mỗi bệnh nhân.

5. Điều trị bệnh ghẻ

Nguyên tắc

- Cần phát hiện sớm, điều trị sớm để tránh lây lan cho những người khác.

- Điều trị hàng loạt cho tất cả những người cùng bị trong gia đình hoặc trong tập thể để tránh lây cho nhau.

- Điều trị liên lục và đề phòng đợt trứng mới nở, mỗi đợt từ trứng đến lúc thành con ghẻ trưởng thành là 2 – 3 tuần.

- Bôi thuốc đúng phương pháp, bôi rộng về ban đêm trước khi đi ngủ.

- Tổng vệ sinh giường, chiếu, giặt luộc áo quần, người bị ghẻ phải ngủ riêng.

Các bước bôi thuốc trị ghẻ

- Tắm sạch sẽ bằng xà phòng, sữa tắm, đặc biệt là các vùng da nếp gấp, kẽ ngón tay, ngón chân, sau đó lau người bằng khăn mềm, sạch.

- Bôi thuốc lên vùng da bị ghẻ ngứa

vicare.vn-benh-ghe-co-nguy-hiem-khong-body-3

- Sau khi bôi thuốc rồi thì bệnh nhân nên mặc quần áo rộng, thoáng mát tránh cọ xát vào vùng da bị ghẻ để không gây tổn thương tại vùng da đó.

- Sau 24 giờ nên tắm lại và tiếp tục bôi thuốc

Trên đây là những thông tin HoiBenh muốn chia sẻ tới bạn đọc, hi vọng các bạn đã biết thông tin về bệnh ghẻ và cách điều trị bệnh. Bệnh ghẻ không quá nguy hiểm đối với bệnh nhân nên bạn không cần phải quá lo lắng, chỉ cần thực hiện đúng theo các chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên môn là sẽ không bị ghẻ nữa.