Bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em và kinh nghiệm điều trị bệnh

Do trẻ em có hệ miễn dịch yếu nên phải thường xuyên phải đối mặt với các bệnh lý về đường tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ mệt mỏi và mất nước, nếu không được xử ký nhanh chóng và kịp thời không những sẽ ảnh hưởng sức khỏe mà còn hạn chế đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngay sau đây hãy cùng chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh kỳ này lưu ý một số kinh nghiệm trong việc điều ...

Bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em và kinh nghiệm điều trị bệnh Bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em và kinh nghiệm điều trị bệnh

Do trẻ em có hệ miễn dịch yếu nên phải thường xuyên phải đối mặt với các bệnh lý về đường tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ mệt mỏi và mất nước, nếu không được xử ký nhanh chóng và kịp thời không những sẽ ảnh hưởng sức khỏe mà còn hạn chế đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngay sau đây hãy cùng chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh kỳ này lưu ý một số kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa cho trẻ.

Biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một thuật ngữ thường dùng để chỉ những bất thường về chức năng dạ dày. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa có thể do các bệnh lý của cơ thể, thay đổi chế độ ăn đột ngột sẽ gây nên rối loạn tiêu hóa thể hiện qua các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn...

vicare.vn-benh-ly-duong-tieu-hoa-o-tre-va-cach-khac-phuc

Một số bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em

Tiến sĩ Trần Minh Điển - Phó Giám độc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, các bệnh đường tiêu hóa hay gặp ở trẻ em bao gôm:

1. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng trào ngược những chất chứa trong dạ dày vào trong thực quản. Do cấu trúc giải phẫu dạ dày – thực quản của trẻ nhỏ không giống như người lớn, thực quản thì ngắn, phần dưới hơi nở rộng, lớp cơ chưa phát triển hoàn chỉnh và còn yếu, cơ tâm vị co thắt bất thường nên bé rất dễ nôn trớ.

Biểu hiện của tình trạng này là trẻ thường xuyên bị nôn, nếu trẻ nôn ít (vài ba ngày mới ọc 1 lần hay 1 ngày ọc 2 lần), vẫn bú khỏe, lên cân tốt thì không có vấn đề và hiện tượng trào ngược này sẽ giảm dần khi trẻ lớn.

2. Trẻ bị táo bón

Táo bón không phải là bệnh, mà chỉ là 1 triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau hoặc chỉ là 1 rối loạn cơ năng thường gặp nhất. Là hiện tượng khi bé có số lần đi tiêu ít hơn bình thường với phân to, cứng, đau khi đi tiêu và đôi khi có máu. Táo bón có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm ruột, thủng ruột... Do đó, cần được khám và tìm nguyên nhân gây táo bón để có điều trị thích hợp.

vicare.vn-benh-duong-tieu-hoa-o-tre-em-va-cach-khac-phuc

Táo bón rất hay gặp ở trẻ còn nhỏ khi thức ăn có quá nhiều mỡ, chất đạm và ít chất khoáng, cũng có khi do uống nhiều sữa bò, sữa bột vì ít sữa mẹ. Những đứa trẻ còi xương, sinh thiếu tháng rất hay bị táo bón. Ở những trẻ lớn hơn, táo bón thường do ăn nhiều thức ăn cứng hoặc không đủ lượng vitamin B1 cần thiết, có khi do lỗ hậu môn bị rạn.

3. Trẻ bị tiêu chảy

Khi trẻ đi tiêu ra phân lỏng như nước trên 3 lần một ngày thì được coi là tiêu chảy. Đây là một bệnh thông thường và thường xảy ra, tuy nhiên nếu bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, mất điện giải trầm trọng có thể dẫn tới tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời.

Kinh nghiệm điều trị bệnh đường tiêu hóa

Theo TS. BS Nguyễn Anh Tuấn – Thư ký Chi hội Tiêu hóa Gan Mật Nhi Việt Nam thì phương pháp xử lý đối với từng triệu chứng như sau:

1. Trường hợp bị trào ngược dạ dày, thực quản

Trào ngược dạ dày có thể là hiện tượng sinh lý, cũng có khi là triệu chứng của một bệnh nào đó. Điều cốt lõi của phương pháp phòng tránh hiện tượng này là không nên cho bé ăn hoặc bú quá no và trẻ luôn cần được ợ hơi dễ dàng. Chính vì vậy, ngoài việc chú ý tư thế bú với đầu cao hơn thân, mẹ nên chia nhỏ các cữ bú, kết hợp vỗ nhẹ vào lưng cho trẻ sau ăn, giúp trẻ ợ hơi. Hãy cố gắng giữ trẻ ngồi yên ít nhất 15 phút sau khi ăn.

vicare.vn-benh-ly-duong-tieu-hoa-o-tre-va-cach-khac-phuc

2. Tình trạng táo bón

Tình trạng táo bón có thể nặng và nhẹ. Khi bị táo bón nhẹ, trẻ vẫn đi tiêu được nhưng khó khăn và phân rắn. Nặng hơn, bé sẽ không đi tiêu tự nhiên được. Thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống và một số rối loạn sức khỏe khác chính là nguyên nhân gây táo bón. Không chỉ cho trẻ uống thêm nước, nước trái cây, thêm rau xanh vào thực đơn mà mẹ còn phải xem lại thành phần dinh dưỡng trong loại sữa đang cho trẻ sử dụng. Sữa bột có hệ dưỡng chất bổ sung thành phần giàu chất xơ GOS, sẽ giúp làm phân mềm và tăng cường đào thải cặn bã thức ăn. Tập cho bé đi đại tiện mỗi ngày vào một giờ nhất định sẽ giúp bé có phản xạ thói quen và tránh hiện tượng "nhịn" đi.

3. Trường hợp bị tiêu chảy

Điều quan trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy là phải bù điện giải cho trẻ, tốt nhất bằng nước oresol và phải tuân thủ hướng dẫn pha oresol, cho trẻ uống đúng cách, uống từng ít một, uống liên tục và rải rác trong ngày. Còn nếu trẻ diễn tiến bệnh nặng hơn, tốt nhất hãy đưa trẻ đến một cơ sở y tế để điều trị. Để phòng bệnh tiêu chảy, cha mẹ cần chú ý đảm bảo vệ sinh cho trẻ, thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau ăn. Còn khi bệnh, ngoài việc bù nước, điện giải tốt nhất, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn những thức ăn loãng, dễ tiêu giúp tăng cường sức khỏe, trẻ sẽ có đủ sức chống đỡ bệnh, cơ thể chóng phục hồi, không bị suy sụp vì thiếu dinh dưỡng sau tiêu chảy.

vicare.vn-benh-duong-tieu-hoa-o-tre-em-va-cach-khac-phuc

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong thời gian điều trị bệnh đường tiêu hóa

- Để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa của bé, cần đảm bảo chất lượng bữa ăn của trẻ. Phải cân đối giữa các chất dinh dưỡng bao gồm chất đạm, chất bột đường, chất béo và đảm bảo đủ các vitamin và khoáng chất.

- Đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn, sữa... cung cấp đầy đủ các chất đạm, vi chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, vitamin A... để tế bào ruột sinh sản và phát triển khỏe mạnh, tiêu hóa và hấp thu tốt.

- Không ép trẻ ăn khi bệnh, thức ăn cần nấu chín kỹ, mềm và nhuyễn hơn, dễ nuốt và dễ tiêu.

Nguồn: Sống khỏe