Bệnh động kinh ở người cao tuổi

Hiện nay tỉ lệ người cao tuổi (trên 60 tuổi) ngày càng gia tăng. Bệnh động kinh tuy không làm nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nhiều bệnh nhân gặp biến chứng và tai nạn khi cơn động kinh bộc phát như: cắn phải lưỡi, viêm phổi do hít phải dãi hay chất nôn ói, gãy xương do chấn thương... Theo tài liệu của Liên hội quốc tế chống động kinh (ILAE) thì trong đó có 60 triệu người thu...

Bệnh động kinh ở người cao tuổi Bệnh động kinh ở người cao tuổi

Hiện nay tỉ lệ người cao tuổi (trên 60 tuổi) ngày càng gia tăng. Bệnh động kinh tuy không làm nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nhiều bệnh nhân gặp biến chứng và tai nạn khi cơn động kinh bộc phát như: cắn phải lưỡi, viêm phổi do hít phải dãi hay chất nôn ói, gãy xương do chấn thương... Theo tài liệu của Liên hội quốc tế chống động kinh (ILAE) thì trong đó có 60 triệu người thuộc các nước đang phát triển.

Bệnh động kinh là gì?

Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não, do nhiều nguyên nhân gây nên, với đặc điểm lâm sàng là những cơn rối loạn kịch phát chức năng của não về vận động, cảm giác, giác quan, tâm thần, thần kinh thực vật và ý thức.

Nguyên nhân gây động kinh ở người lớn tuổi

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh động kinh ở người lớn tuổi. Thống kê cho thấy, các bệnh về mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh động kinh (chiếm đến 44% trong tổng số các trường hợp), kế đến là do u não, chấn thương đầu, có khoảng 10% các cơn động kinh ở người lớn tuổi là do nghiện rượu và thuốc lá. Các cơn động kinh có thể gây ra chấn thương cho người cao tuổi, làm giảm sự độc lập của bệnh nhân, do vậy, người lớn tuổi thường phải nhập viện hay được chăm sóc ở những trung tâm đặc biệt. Để điều trị hiệu quả động kinh ở người cao tuổi, cần phải xác định đúng nguyên nhân để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

vicare.vn-benh-dong-kinh-o-nguoi-cao-tuoi

Đa số cơn động kinh mới xảy ra ở người lớn tuổi là cơn động kinh cục bộ. Cơn động kinh ở người lớn tuổi thường xảy ra do các nguyên nhân sau: Bệnh mạch máu não chiếm khoảng 44%,sa sút trí tuệ khoảng 9%, u não 8%, chấn thương đầu 21%. Người lớn tuổi bị động kinh thường có những bệnh lý khác kèm theo như bệnh thoái hóa về thần kinh, suy giảm trí nhớ, các bệnh mạch máu não, ung thư... Do đó, tỷ lệ tử vong vì bệnh động kinh ở người lớn tuổi khá cao.

Điều trị động kinh cho người lớn tuổi

Cho đến nay, uống thuốc chống động kinh vẫn là phương thức điều trị chính. Tuy nhiên, các thuốc chống động kinh cũng ảnh hưởng đến chức năng nhận thức và có thể gây ra một số biến chứng ở người lớn tuổi. Vì bệnh nhân lớn tuổi thường mắc nhiều bệnh nên uống nhiều loại thuốc khác nhau, do đó dễ có tình trạng tương tác giữa các thuốc. Việc dùng thuốc nhất thiết phải có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.

Đối với người lớn tuổi, các cơn động kinh thường gây ra chấn thương cơ thể, làm mất sự tự tin và làm giảm sự độc lập của bệnh nhân. Do đó, họ phải được nhập viện hay săn sóc ở những trung tâm đặc biệt. Cũng như các bệnh khác, bệnh động kinh nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, khả năng khỏi bệnh hoàn toàn là rất cao. (Nguồn: healthplus.vn)

Nguyên tắc điều trị bệnh động kinh

Theo GS.TS Lê Đức Hinh (Sức khỏe và đời sống) trong lâm sàng thường chia ra ba loại thuốc chống động kinh: Các thuốc có tác dụng với mọi thể động kinh (bao gồm các cơn vắng ý thức điển hình) như: benzodiazepin, acid valproic; Các thuốc có tác dụng với mọi cơn động kinh (trừ các cơn vắng ý thức điển hình) thường dùng là barbituric, hexamidin; Các thuốc chỉ có tác dụng với một vài thể loại động kinh như: suxinimid, oxazolidin, sultiam...

vicare.vn-benh-dong-kinh-o-nguoi-cao-tuoi

Thầy thuốc điều trị sau khi đặt chẩn đoán sẽ chọn lựa loại thuốc chống động kinh thích hợp cho tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Liều lượng thuốc chỉ định phải căn cứ vào thể bệnh, loại cơn lâm sàng, thể trạng bệnh nhân. Phần lớn chỉ dùng một loại thuốc nhất định với điều kiện đạt được nồng độ điều trị trong máu có thể đạt được hiệu quả lâm sàng. Thuốc dùng uống là chủ yếu. Thuốc điều trị phải được dùng hàng ngày, đúng và đủ liều quy định, thường xuyên như cơm bữa, bệnh nhân không được tự ý tăng, giảm hoặc ngừng thuốc đột ngột. Người bệnh cần theo dõi diễn biến lâm sàng của bệnh và các biểu hiện thứ phát của thuốc để kịp thời thông báo cho thầy thuốc điều trị biết nhằm điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp với bệnh trạng của bệnh nhân. Không được kết hợp hai thứ thuốc cùng loại với nhau. Ví dụ: phenobarbital với primidon, seduxen với mogadon... Ngoài ra, trong quá trình điều trị cần kiểm tra thường xuyên công thức máu, các chức năng gan, thận của bệnh nhân. Tuỳ theo từng trường hợp, ngoài thuốc bệnh nhân cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt, lao động nghỉ ngơi, giải trí thích hợp.

Trên thế giới việc điều trị ngoại khoa động kinh được đặt ra khi:

- Đó là một động kinh cục bộ, phần lớn là tổn thương cục bộ ở vỏ não, ở đây cần tới vai trò chẩn đoán của chụp cắt lớp vi tính não và các phương tiện chẩn đoán khác.

- Vị trí của ổ động kinh đó nằm ở một vùng có thể giải quyết ngoại khoa được; mặt khác di chứng sau phẫu thuật sẽ rất hạn chế về mặt thần kinh và tâm trí.

- Trường hợp động kinh nặng, ảnh hưởng lớn đến đời sống cơ thể, tâm lý, nghề nghiệp, gia đình, xã hội của bệnh nhân mặc dù đã được kiên trì điều trị nội khoa nhưng không đạt được kết quả mong muốn.

- Bản thân nguyên nhân gây động kinh ở đây có tính chất ngoại khoa và có khả năng giải quyết tốt bằng phẫu thuật, ví dụ như các u màng não, các khối máu tụ, các khối u do ký sinh vật, dị dạng mạch máu não...