Bệnh động kinh có thể sống được bao lâu?
Bệnh động kinh là rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương. Bệnh động kinh có thể không nguy hiểm ngay đến tính mạng của người bệnh nhưng lại có thể gây ra rất nhiều hậu quả xấu đối với sức khỏe người bệnh. Và một trong những câu hỏi thường được đặt ra đối với căn bệnh này đó là bệnh động kinh có thể sống được bao lâu?
Bệnh động kinh có thể sống được bao lâu?
Bệnh động kinh là rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương. Bệnh động kinh có thể không nguy hiểm ngay đến tính mạng của người bệnh nhưng lại có thể gây ra rất nhiều hậu quả xấu đối với sức khỏe người bệnh. Và một trong những câu hỏi thường được đặt ra đối với căn bệnh này đó là bệnh động kinh có thể sống được bao lâu?
1. Bệnh động kinh là gì?
Động kinh hay giật kinh phong theo tên gọi dân gian có tên tiếng Anh là Epilepsy, là một chứng bệnh hệ thần kinh do sự xáo trộn lặp đi lặp lại của một số nơron trong vỏ não tạo ra nhiều triệu chứng rối loạn hệ thần kinh (các cơn động kinh) như co giật của bắp thịt, cắn lưỡi, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, bất tỉnh, mất kiểm soát tiểu tiện, hoặc gây cảm giác lạ.
2. Triệu chứng của bệnh động kinh
Động kinh được chia làm nhiều loại khác nhau gồm: động kinh toàn thể, cơn vắng ý thức, động kinh cục bộ, động kinh thái dương. Một cơn động kinh sẽ xuất hiện với 3 giai đoạn:
Giai đoạn cường: người bệnh thường bắt đầu kêu một tiếng rồi ngã ngay xuống đất bất tỉnh, chân tay cứng đờ, lồng ngực và cơ hoành giữ yên, không thở trong vài giây, mắt thâm tím, hàm răng cắn chặt, răng nghiến lại,..
Giai đoạn giật: người bệnh bất ngờ co giật, nhịp nhàng, cơn giật gia tăng ngày càng thưa hơn, lưỡi thè và dễ bị cắn môi,...
Giai đoạn hôn mê: nằm yên, mất cảm giác và ý thức. Sau 15 phút cho đến vài giờ, người bệnh dần lấy lại ý thức và không nhớ được những gì xảy ra.
Sau cơn: có thể xuất hiện những dấu hiệu liệt, bán liệt, co cứng, mất cảm giác hoặc giảm cảm giác, nhìn kém, nghe giảm, ói mửa, khó thở,...
3. Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh
Nguyên nhân của bệnh động kinh có thể do hoạt động bất thường của một nhóm tế bào thần kinh ở vỏ não, dẫn tới hiện tượng rối loạn thần kinh trong một thời gian ngắn. Tại vỏ não có những tế bào thần kinh “đặc biệt” điều khiển các cử động, các giác quan trên toàn cơ thể cùng tất cả các chức năng tâm sinh lý của con người. Chỉ có 50% các trường hợp động kinh là do tác động của toàn não bộ. Ở các trường hợp khác, hiện tượng động kinh chỉ do một điểm nhỏ ở não bộ gây ra, do đó nhiều khi rất nhẹ và không nhận thấy, nhất là ở các trẻ nhỏ. Số trẻ em bị động kinh thường nhiều hơn người lớn. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra cơn động kinh ở người lớn và trẻ em, đó là:
Ảnh hưởng do di truyền
Chấn thương đầu
Bệnh não
Bệnh truyền nhiễm
Chấn thương trước khi sinh
Rối loạn phát triển: chẳng hạn như chứng tự kỷ và chứng rối loạn chức năng thần kinh
4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bệnh động kinh như:
Tuổi tác: Tuy tình trạng động kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng động kinh phổ biến nhất ở trẻ em và sau 60 tuổi.
Lịch sử gia đình: Nếu tiền sử gia đình bạn có người bị động kinh, bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng động kinh cao hơn những người khác.
Chấn thương đầu: Thương tích ở đầu là nguyên nhân của một số trường hợp động kinh. Bạn có thể làm giảm rủi ro bằng cách đeo dây an toàn trong khi đi xe và đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, trượt tuyết, lái xe máy hoặc tham gia các hoạt động khác có nguy cơ chấn thương ở đầu cao.
Đột quỵ và các bệnh mạch máu khác: Đột qụy và các bệnh mạch máu khác có thể dẫn đến tổn thương não và gây ra chứng động kinh. Bạn có thể thực hiện một số bước để giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh này, bao gồm việc hạn chế uống rượu và tránh dùng thuốc lá, ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn.
Chứng mất trí: Chứng sa sút trí tuệ có thể làm tăng nguy cơ động kinh ở người lớn tuổi.
Nhiễm trùng não: Nhiễm trùng như viêm màng não, gây viêm ở não hoặc tủy sống, có thể làm tăng nguy cơ mắc động kinh của bạn.
Động kinh ở trẻ em: Sốt cao ở trẻ em đôi khi có thể liên quan đến động kinh. Trẻ bị động kinh vì sốt cao nói chung sẽ không phát động chứng động kinh, mặc dù nguy cơ cao hơn nếu chúng bị động kinh kéo dài, các tình trạng thần kinh khác hoặc lịch sử gia đình bị động kinh
Lưu ý: Một người khi có nhiều hơn 4 yếu tố nguy cơ sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh động kinh. Vì vậy, nếu bạn đang có trên 4 yếu tố nguy cơ, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh. Việc làm này là cần thiết bởi nó giúp bạn phát hiện được bệnh động kinh sớm và có thể điều trị dứt điểm.
5. Bệnh động kinh sống được bao lâu? Ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe người bệnh
Bệnh động kinh có thể gây chấn thương và tai nạn khi người bệnh xuất hiện cơn động kinh đột ngột. Bện cạnh đó nó còn gây ra nhiều ảnh hưởng khác.
Bệnh động kinh với trẻ em: Bệnh động kinh ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng học tập của trẻ. Trẻ bị động kinh không điều trị có nguy cơ cao bị suy giảm trí tuệ. Ngoài ra, bệnh động kinh còn gây rối loạn cảm xúc, hành vi, ngôn ngữ của trẻ...
Bệnh động kinh với người trưởng thành: Nhiều người trưởng thành mắc bệnh động kinh có dấu hiệu trầm cảm, họ thường có ý định tự tử, đặc biệt là trong vòng 6 tháng sau khi chẩn đoán mắc bệnh. Những người mắc bệnh động kinh cũng thường gặp các vấn đề sức khỏe khác như đau nhức xương khớp, mất ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm...
Bệnh động kinh cũng ảnh hưởng lớn đến tình dục và sức khỏe sinh sản: Một số bệnh nhân động kinh bị rối loạn tình dục nghiêm trọng, bao gồm rối loạn chức năng cương dương. Nguyên nhân thường là do tâm lý, thuốc chống động kinh hoặc những thay đổi về nội tiết tố. Thuốc chống động kinh làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai. Phụ nữ bị động kinh nếu muốn mang thai thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước để có kế hoạch thay đổi thuốc cho phù hợp.
Nhìn chung bệnh động kinh nếu được kiểm soát tốt thì không ảnh hưởng tới tuổi thọ của người bệnh. Tuy nhiên, những người có cơn co giật không được kiểm soát thì tuổi thọ thấp hơn khá nhiều so với dân số chung.
6. Điều trị bệnh động kinh
Điều trị động kinh dùng thuốc
Các thuốc được sử dụng chủ yếu để kiểm soát các cơn co giật, động kinh chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Các loại thuốc thế hệ mới thường dung nạp tốt hơn, ít gây buồn ngủ và kiểm soát cơn động kinh tốt hơn so với thuốc cũ. Tuy nhiên, thuốc chống động kinh nói chung đều gây ra một số tác dụng phụ nhất định với người bệnh, chẳng hạn như mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ...
Tất cả thuốc chống động kinh đều làm tăng ý định và hành vi tự tử. Nghiên cứu chỉ ra rằng, 1 tuần kể từ khi bắt đầu điều trị thuốc chống động kinh là khoảng thời gian người bệnh có nguy cơ tự tử cao nhất, tình trạng này có thể tiếp diễn trong ít nhất 24 tuần.
Tuy thuốc kháng động kinh có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng việc sử dụng vẫn là cần thiết bởi nếu cơn động kinh không được kiểm soát thì các ảnh hưởng còn nghiêm trọng hơn nhiều.
Phẫu thuật điều trị động kinh
Phẫu thuật là can thiệp y khoa chuyên sâu để loại bỏ các mô não bị tổn thương có thể giúp kiểm soát bệnh động kinh. Tuy nhiên phương pháp này rất phức tạp, tỷ lệ rủi ro cao, do vậy hiện nay chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Sử dụng thảo dược
Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra một số loại thảo dược có tác dụng an thần, ổn định hệ thần kinh nhờ cân bằng hoạt động của các kênh ion và chất dẫn truyền thần kinh bên trong não bộ điển hình là Câu đằng, An tức hương... Các thảo dược này không chỉ giúp hỗ trợ kiểm soát các cơn co giật, động kinh mà còn cải thiện đáng kể sức khỏe tinh thần của người bệnh và giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sau cơn co giật.
Thay đổi lối sống
Mặc dù cho tới nay, phương pháp kiểm soát động kinh tốt nhất là dùng thuốc theo đùng phác đồ điều trị nhưng việc thay đổi lối sống cũng quan trọng không kém để hạn chế cơn động kinh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Người bệnh động kinh nên giảm các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, tăng cường thực phẩm chứa nhiều protein và chất béo, tránh các thực phẩm đóng gói sẵn chứa nhiều chất phụ gia, bảo quản, tránh tiếp xúc với ánh sáng nhấp nháy.
Tập thiền, yoga, tập thể dục thường xuyên... có thể giúp người bệnh có tinh thần thoải mái hơn, đặc biệt tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm loãng xương – một tác dụng phụ của nhiều loại thuốc kháng động kinh.
Động kinh là một bệnh lý phức tạp tuy nhiên nếu sử dụng thuốc kiên trì, kết hợp với lối sống khoa học và các giải pháp hỗ trợ người bệnh vẫn có thể kiểm soát tốt các cơn động kinh và có cuộc sống bình thường.