Bệnh dại có chữa được không và cách xử lý khi nhiễm bệnh dại?

Nhiều người thắc mắc, không biết bệnh dại có chữa được không, và xử lý như thế nào. HoiBenh sẽ giải đáp những thắc mắc khi không may bạn bị nhiễm virus dại để giúp bạn đọc có thêm thông tin để xử lý

Bệnh dại có chữa được không và cách xử lý khi nhiễm bệnh dại? Bệnh dại có chữa được không và cách xử lý khi nhiễm bệnh dại?

Rất nhiều người thắc mắc, không biết bệnh dại có chữa được không, và cách xử lý như thế nào khi bị bệnh dại. Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho các bạn những thắc mắc khi không may bị nhiễm virus dại.

1. Biểu hiện của người bị chó dại cắn

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu bệnh dại là gì để có thể biết liệu bệnh dại có chữa được không. Bệnh dại là một bệnh do virus từ động vật lây sang người thông qua chất dịch tiết, phổ biến nhất là nước bọt. Virus dại thâm nhập vào cơ thể thông qua các vết cắn của chó, mèo mắc virus dại.

Người bị chó, mèo dại cắn, thông thường sẽ ủ bệnh trong khoảng 2 đến 8 tuần, thậm chí có thể lên đến trên một năm, tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của vết thương. Tuy nhiên, trường hợp bị cắn ở cổ, mặt, hay tay, thì bệnh sẽ phát nhanh hơn.

Người bị chó dại cắn, ban đầu sẽ cảm thấy nơi vết cắn đau nhức, sưng tấy, kèm theo các triệu chứng như: sốt, đau đầu, trằn trọc, buồn nôn, la hét...

Tiếp đến, người bệnh sẽ lên cơn co giật, run cơ, co thắt hô hấp và thanh quản, dẫn tới tình trạng khó thở, sau đó sẽ sùi bọt mép, sợ nước, sợ gió và ánh sáng.

Khi đến giai đoạn nghiêm trọng hơn, người bị dại sẽ bị liệt, có thể có những phản ứng quá độ, thậm chí là hung tợn, thể trạng sau đó nhanh chóng suy sụp rồi dẫn tới hôn mê, sau cùng là tử vong.

bệnh dại có chữa được không

Sốt và đau đầu là biểu hiện đầu tiên khi bị nhiễm virus dại.

2. Cách xử lý khi bị bệnh dại

Vây, bệnh dại có chữa được không?. Câu trả lời là một khi lên cơn dại, người bị bệnh dại sẽ có nguy cơ tử vong cao, hiện tại, cả đông và tây y đều chưa có phương pháp điều trị cho những người bị lên cơn dại.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể xử lý và ngăn nguy cơ virus dại lây lan và phát triển

Cách đầu tiên, đó chính là tiêm vắc xin phòng bệnh dại khi chưa bị cắn. vac xin có tác dụng phòng bệnh và ngăn ngừa bệnh dại ngay từ khi chưa bị cắn. Tuy vậy, phương pháp này ít được áp dụng rộng rãi, do chi phí khá tốn kém và quy trình lại phức tạp, chỉ có những người làm trong các ngành nghề có nguy cơ nhiễm bệnh như thú y, chăn nuôi...thì mới dùng đến biện pháp này.

Cách thứ hai, là cách phổ biến nhất, đó là xử lý ngay sau khi bị cắn. Sau khi bị cắn, người bị cắn cần rửa sạch ngay vết thương bằng nước xà phòng đặc, rồi sát khuẩn vết thương bằng cồn. Trong trường hợp cần thiết, có thể khâu vết thương nếu đã bị cắn quá 3 ngày, nhằm tránh virus dại lây lan khắp cơ thể. Sau đó, người bị cắn phải đến ngay các cơ sở y tế để khám, điều trị dự phòng bằng kháng huyết thanh hoặc vắc xin phòng bệnh dại.

Việc cần làm đầu tiên khi bị chó dại cắn là sơ cứu và vệ sinh vết thương rồi đưa người bệnh đến cơ sở y tế để tiêm phòng dại.

Việc cần làm đầu tiên khi bị chó dại cắn là sơ cứu và vệ sinh vết thương rồi đưa người bệnh đến cơ sở y tế để tiêm phòng dại.

Đồng thời, bạn cũng cần theo dõi triệu chứng phát bệnh ở súc vật đã cắn mình, nếu súc vật đó bị nhiễm dại, thì những biểu hiện của bệnh sẽ phát trong khoảng 5 đến 7 ngày.

Vừa rồi là một số những biểu hiện của người mắc bệnh dại, đồng thời giải đáp thắc mắc bệnh dại có chữa được không. Hi vọng sau bài viết này, bạn sẽ có thêm những biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả cho bản thân và gia đình để không gặp phải những hậu quả đáng tiếc khi bị chó dại cắn.