Bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh: ít gặp nhưng nguy hiểm
Bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh ít gặp nhưng rất nguy hiểm. Hãy cũng xem bài viết dưới đây để cùng hiểu hơn về sự nguy hiểm này
Bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh: ít gặp nhưng nguy hiểm
Bệnh đa hồng cầu thường gặp nhiều ở trẻ sơ sinh do những người mẹ trong máu có Rh âm. Bệnh thường khó phòng và chữa vì do do hầu hết người Việt Nam đều có kháng nguyên Rh dương trong máu còn lại một phần nhỏ có kháng nguyên Rh âm. Nếu người mẹ trong máu có Rh âm thì bào thai sẽ có kháng nguyên Rh dương do được di truyền từ người bố, nhưng khi cơ thể người mẹ không sản xuất đủ lượng kháng thể khuếch tán máu vào bào thai sẽ gây nên hiện tượng ngưng kết hồng cầu bào thai và khả năng trẻ sơ sinh bị bệnh đa hồng cầu là rất lớn. Dưới đây là những biểu hiện và cách điều trị bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh bố mẹ nên biết để giúp con em mình được khỏe mạnh và phát triển bình thường nhé!
Bệnh đa hồng cầu thường gặp nhiều ở trẻ sơ sinh do những người mẹ trong máu có Rh âm
Xác định bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh bằng những dấu hiệu
- Chỉ số Hematocrit máu tĩnh mạch ngoại vi > 65% (trong tuần đầu sau sinh).
- Hematocrit máu tĩnh rốn hay hematocrit máu động mạch > 60%.
- Khi trẻ đã đủ tháng: Ht máu tĩnh mạch rốn lúc sinh > 50%.
Ht máu tĩnh mạch rốn 2 giờ sau sinh > 60%.
Ht máu tĩnh mạch rốn 6 giờ sau sinh > 50%
Nguyên nhân dẫn đến bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh
Đầu tiên là do máu từ nhau thai truyền sang con hoặc gặp phải các trường hợp dưới đây:
- Cắt rốn chậm (chậm 1 phút khối lượng máu tăng thêm cho trẻ là 84ml/kg, cắt rốn chậm 2 phút khối lượng máu trẻ tăng thêm là 93ml/kg)
- Ép cuống rốn (Cord stripping)
- Đặt trẻ nằm thấp hơn mẹ khi cắt rốn.
- Máu mẹ truyền sang con (tăng co bóp tử cung do mẹ dùng thuốc kích thích, trước khi cắt rốn).
- Truyền máu con sang con (sinh đôi).
Máu từ nhau thai truyền sang con là nguyên nhân dẫn đến bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh
Thứ 2 là do kém nuôi dưỡng nhau thai (tăng tạo HC do thiếu oxy mạn tính trong tử cung)
- Suy dinh dưỡng thai: do mẹ ăn uống không điều độ, làm việc quá sức
- Mẹ bị cao HA (nhiễm độc thai nghén, bệnh thận mạn tính).
- Thai già tháng.
- Mẹ có bệnh tim phổi mãn tính
- Người mẹ có sử dụng các chất kích thích trong quá trình mang thai như: hút thuốc, uống rượu bia, nướccó gas
Thứ 3 do các tình trạng bệnh lý khác gây nên như: mẹ mắc bệnh đái tháo đường. Thai to. Trẻ bị cường thận bẩm sinh, hội chứng Beck with – Wiedemann, suy giáp bẩm sinh. Trong quá trình mang thai mẹ dùng propranolol hoặc trẻ bị mất nước, thiếu nước.
Những chuẩn chuẩn đoán liên quan đến bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh
Theo chuẩn lâm sàng: Da của trẻ sơ sinh sẽ đỏ quá mức, kèm theo có các biểu hiện sau:
- Thần kinh: Trẻ bú kém, nằm li bì, giảm trương lực cơ, cơn ngừng thở ngăn, co giật, nghẽn mạch máu não.
- Về tim mạch – hô hấp: trẻ nhìn tím tái thở nhanh, suy tim, tim to, tăng sức cản đường hô hấp, tăng đậm rốn phổi trên X quang.
- Thận: Tắc mạch khác, giảm tiểu cầu, vàng da tăng, hạ đường máu dai dẳng, nhồi máu tinh hoàn, viêm ruột hoại tử, đông máu trong mạch rải rác.
Nếu da trẻ đỏ quá mức bạn hãy đưa đến bệnh viện để khám ngay
Điều trị bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh bằng cách
Nên thực hiện chỉ định thay máu: Trẻ có triệu chứng thần kinh, hô hấp của tăng độ nhớt máu, đa hồng cầu (nêu trên) Cho nên, thay máu một phần khi Ht máu ngoại vi ≥ 70%.
Điều trị bằng các loại dịch truyền, thay máu cho trẻ cô đặc máu: muối sinh lí 9‰, Human albumin 5%, plasma.
Áp dụng phương pháp thay máu một phần: Đường lấy máu ra từ tĩnh mạch rốn, động mạch còn đường bơm dịch vào qua tĩnh mạch ngoại vi. Tốc độ lấy máu ra và bơm máu vào phải như nhau. Các cuộc thay máu kéo dài từ 20-30 phút.
Nói tóm lại, bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh rất khó phát hiện cũng khó điều trị. Vì vậy khi mang thai người mẹ cần phải biết chăm sóc tốt cho bản thân như: ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, tránh tiếp xúc và làm việc ở những môi trường độc hại. Hãy biết bảo vệ mình để đứa trẻ sinh ra luôn được khỏe mạnh.
Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh.