Bệnh cường giáp có sinh con được không?

Bệnh cường giáp có sinh con được không, điều trị bệnh cường giáp như thế nào và điều trị cường giáp khi mang thai có gây hại cho thai nhi không? Những thắc mắc về bệnh cường giáp này của các bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bệnh cường giáp có sinh con được không? Bệnh cường giáp có sinh con được không?

1. Bệnh cường giáp có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Bệnh cường giáp có sinh con được không, nó có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản là nỗi lo lắng, băn khoăn của nhiều người. Tuyến giáp là cơ quan nhỏ và dẹp nằm ở cổ, đây là một phần của cơ chế chuẩn bị thụ thai và thụ thai. Tuyến giáp tiết ra một loại hóc môn có tác dụng điều hòa nguồn năng lượng mà cơ thể tiêu hao.

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hóc môn khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng trong thời gian ngắn. Bệnh về tuyến giáp có thể gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai cũng như gây ảnh hưởng đến hoạt động cơ quan sinh sản.

vicare.vn-benh-cuong-giap-co-sinh-con-duoc-khong-body-1

Bệnh cường giáp có thể gây ra các triệu chứng như mất ngủ và rung tay, rụng tóc cũng như giảm cân nhanh. Bệnh có thể gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ cũng như suy giảm số lượng tinh trùng ở nam giới gây nên những vấn đề về sinh sản.

2. Bệnh cường giáp có sinh con được không?

Bệnh cường giáp có sinh con được không? Bệnh cường giáp không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai mà cả quá trình mang thai của bạn.

Vậy thực sự thì bệnh cường giáp có thể gây vô sinh không?

Vô sinh do cường giáp ít gặp hơn nhược giáp nhưng chúng cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như sức khoẻ sinh sản.

Cường giáp làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt cũng như khả năng mang thai và có thể gây ra sẩy thai. Kinh nguyệt thường kéo dài khi nhược giáp và giảm khi cường giáp. Ảnh hưởng của hormone tuyến giáp đối với chu kì kinh nguyệt và chức năng buồng trứng cũng như hệ thống nội tiết rất phức tạp nhưng cực kì quan trọng. Quá nhiều hoặc quá ít hoc môn tuyến giáp có thể tác động lớn lên hệ thống sinh sản. Nếu phụ nữ mắc các bệnh về tuyến giáp trong độ tuổi dậy thì có thể làm chậm chức năng kinh nguyệt.

Theo một nghiên cứu đăng trong Archives of Andrology, nhược giáp ở nam giới làm giảm lượng tinh trùng cũng như khả năng di chuyển của tinh trùng. Ngoài ra nhược giáp cũng có thể gây ra tình trạng giảm ham muốn (libido) thấp và các vấn đề cương dương, thậm chí có thể làm giảm các hóc môn sinh sản quan trọng như testosterone, hóc môn luteinizing (LH) và hóc môn kích thích rụng trứng (FSH).

Cường giáp ở nam giới hay còn gọi là bệnh Graves liên quan đến vấn đề sinh sản. Nếu nồng độ hormone tuyến giáp cao có thể dẫn đến lượng testosterone và hormone gonadotropin cao hơn bình thường gây hại cho tinh trùng.

3. Điều trị bệnh cường giáp như thế nào?

Bên cạnh câu hỏi bệnh cường giáp có sinh con được không thì nhiều người cũng thắc mắc bệnh cường giáp sẽ được điều trị như thế nào?

Bệnh cường giáp có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và thụ thai nhưng có thể được chẩn đoán sớm và điều trị dứt hẳn nếu bạn tuân thủ điều trị nghiêm túc. Bệnh nhân cường giáp thường sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc điều tiết hóc môn và làm giảm lượng hóc môn trong cơ thể giúp bạn có thể thụ thai dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn có thể điều trị bệnh cường giáp bằng I ốt phóng xạ.

vicare.vn-benh-cuong-giap-co-sinh-con-duoc-khong-body-2

Theo các bác sĩ, người bệnh cường giáp nên mang thai ít nhất 6 tháng sau khi điều trị bằng I ốt phóng xạ. Hơn nữa, bạn cũng chỉ nên mang thai sau khi đã điều trị bệnh hoàn toàn bởi bạn cần đảm bảo bệnh đã khỏi hẳn và tình trạng sức khỏe đủ tốt để chuẩn bị cho quá trình thụ thai và mang thai cũng như sinh em bé.

4. Bị cường giáp khi đang mang thai, điều trị bệnh có gây hại đến thai nhi?

Một câu hỏi khác bên cạnh những thắc mắc bệnh cường giáp có sinh con được không, điều trị bệnh như thế nào là việc điều trị bệnh cường giáp khi đang mang thai có gây hại đến thai nhi.

Thuốc điều trị bệnh cường giáp có gây cho thai nhi không?

Bệnh cường giáp thường hiếm khi xảy ra với phụ nữ trong giai đoạn mang thai, tỉ lệ phụ nữ mang thai mắc bệnh cường giáp chỉ chiếm 0,5%.

Tuy nhiên, nếu bệnh tình thai phụ trở nên nghiêm trọng thì nhất thiết phải điều trị. Còn nếu bệnh chỉ phát triển ở mức bình thường thì sẽ không gặp phải vấn đề gì nghiêm trọng.

Nếu bị cường giáp trong thời gian mang thai thì việc điều trị sẽ rất hạn chế bởi thuốc điều trị tuyến giáp có thể gây ra những dị tật bẩm sinh nguy hiểm. Việc có được điều trị bệnh bằng thuốc hay không sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn. Các loại thuốc điều tiết hoạt động tuyến giáp có thể đi vào dạ con thông qua nhau thai ảnh hưởng đến thai nhi. Hơn nữa, những kháng thể gây bệnh cường giáp cũng có thể vào trong dạ con gây làm nguy hiểm cho thai nhi. Do đó, cần theo dõi và kiểm soát quá trình sử dụng thuốc cũng diễn tiến bệnh khi bị cường giáp trong khi đang có thai.

Xem thêm:

  • Bà bầu bị cường giáp ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe mẹ và bé?
  • Bệnh cường giáp có biểu hiện gì và có nguy hiểm không?
  • Tất cả những điều bạn cần biết về chlorpheniramine