Bệnh cường giáp có nguy hiểm không?

Bạn lo lắng bệnh cường giáp có nguy hiểm không, triệu chứng của bệnh như thế nào, làm sao để chữa trị? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

Bệnh cường giáp có nguy hiểm không? Bệnh cường giáp có nguy hiểm không?

Bệnh cường giáp là hội chứng cường năng tuyến giáp, do hoạt động quá mức của tuyến giáp làm gia tăng sản xuất các hoormon tuyến giáp T3, T4 vào máu gây những rối loạn cơ thể. Bạn lo lắng bệnh cường giáp có nguy hiểm không, triệu chứng của bệnh như thế nào, làm sao để điều trị? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

1. Bệnh cường giáp có nguy hiểm không?

Phụ thuộc vào tình trạng bệnh, nếu được phát hiện sớm thì bạn hoàn toàn có thể điều trị được. Tuy nhiên bạn cần tuân thủ chế độ điều trị để được chữa khỏi và không để lại biến chứng. Với sự phát triển của y học, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị cho cường giáp như phẫu thuật, phóng xạ và thuốc. Nếu bạn không điều trị, một số biến chứng nặng như suy tim, hiếm muộn, cơn bão giáp...có khả năng cao xảy ra, hơn nữa không tuân thủ điều trị tái phát sau 1, 2 năm là rất cao. Vì vậy bạn cần đi khám và điều trị ngay nếu thấy mình có các triệu chứng của bệnh.

Bệnh cường giáp có nguy hiểm không

2. Triệu chứng biểu hiện của cường giáp

Các triệu chứng phổ biến và thường thấy nhất ở những bệnh nhân cường giáp là bàn tay hay ẩm ướt, sốt nhẹ, khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều. Đặc biệt sút cân nhanh không chủ ý là một trong những dấu hiệu mà bạn cần để ý, không những chỉ riêng bệnh cường giáp mà ngoài ra có thể nghi ngờ đến nhiều bệnh khác. Về cơ bắp bạn cảm thấy ngồi xốm hay đứng dậy đều rất yếu. Lưu ý bạn cần biết triệu chứng điển hình và khả năng cao để chẩn đoán bệnh này đó là biểu hiện ở mắt, lồi mắt, mắt long lanh, sắc, hay chảy nước mắt, phù quanh mắt. Khi phát hiện mình có những triệu chứng như trên hãy chú ý và đi khám trong thời gian sớm nhất. Đối với trẻ còn nhỏ, bố mẹ cần để ý và phát hiện kịp thời, chú ý quan sát những triệu chứng này để đưa bé đi điều trị.

Bệnh cường giáp có nguy hiểm không

3. Điều trị bệnh

Điều trị bệnh có thể bằng thuốc, mổ hay phóng xạ.

- Thuốc: Dùng thuốc kháng giáp, ức chế giao cảm để đưa tuyến giáp trở về bình thường. Thuốc có tác dụng khá tốt, thường chỉ sau 2-3 tháng là triệu chứng giảm thiểu rõ rệt. Tuy nhiên có một lưu ý cho phụ nữ tuổi sinh sản là trong thời gian điều trị không nên có thai vì sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi sau này.

- Ngoại khoa: Bác sĩ chỉ định mổ để cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp.

- Phóng xạ: Biện pháp phổ biến hiện nay là i-ốt phóng xạ. Tất cả lứa tuổi được chẩn đoán xác định là có cường giáp chưa qua một phương pháp điều trị nào như dùng thuốc hay mổ dù cho tái phát lại do dùng thuốc, do phẫu thuật, hay có biến chứng sau khi dùng thuốc đều có thể làm phương pháp này. Quy trình điều trị bằng I-131 này khá đơn giản. Bệnh nhân sau khi được chẩn đoán sẽ được uống dung dịch lỏng hoặc dạng viên con nhộng. Sau đó bạn ngoại trú và sinh hoạt cuộc sống bình thường. Với những bệnh nhân bị biến chứng tim mạch nặng, nhiễm độc gan... thì cần nằm viện vài ngày để theo dõi.

Bệnh cường giáp có nguy hiểm không

Hy vọng HoiBenh đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ những thông tin cần thiết về bệnh cường giáp. Giờ đây bạn có thể tìm cho mình phương pháp điều trị phù hợp. Chúc bạn khỏe.

{lang: 'vi'}

>>> Xem thêm: Bệnh cường giáp kiêng ăn gì?