Bệnh chín mé có thể điều trị bằng các mẹo sau

Bệnh chín mé là một bệnh ngoài da mà khá nhiều người đã và đang mắc phải. Bệnh chín mé nếu không được chữa trị đúng cách sẽ tái phát và có thể dẫn đến tàn tật, thậm chí là tử vong. Vì thế, mọi người cần phải hết sức đến căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô cùng nguy hiểm này.

Bệnh chín mé có thể điều trị bằng các mẹo sau Bệnh chín mé có thể điều trị bằng các mẹo sau

Hãy cùng HoiBenh.vn tìm hiểu những thông tin về bệnh chín mé được cung cấp trong bài viết dưới đây để kịp thời nhận biết và có phương pháp điều trị hiệu quả.

Bệnh chín mé là gì và nguyên nhân gây bệnh?

Bệnh chín mé (hay còn gọi là hiện tượng giáp sang) là hiện tượng đầu ngón tay hoặc ngón chân bị nhiễm khuẩn do tụ cầu khuẩn vàng hoặc herpes gây ra. Các tác nhân này xâm nhập qua vết thương nhỏ hoặc vết xước hay vết châm... rồi tạo ra mủ hoặc áp xe ở ngón tay, ngón chân.

Bệnh chín mé được phân ra thành 3 loại là:

  • Chín mé nông là chỗ bị tổn thương chỉ hơi sưng, đỏ ửng và đau nhẹ.
  • Chín mé dưới da là lúc này nhiễm khuẩn đã ăn sâu vào các mô mỡ ở dưới da dẫn đến đau nhức và làm căng mọng ở đầu ngón tay, ngón chân.
  • Chín mé sâu là biến chứng của chín mé dưới da gây viêm xương, viêm khớp, lúc này người bệnh thường thấy đốt ngón tay, ngón chân sưng to, đau rát, da tím đỏ, chụp Xquang có thể thấy có mảnh xương rời ra.

Nguyên nhân gây bệnh chín mé có thể là do người bệnh không chú ý vệ sinh tay, chân sạch sẽ; ngâm tay, chân trong nước quá lâu; tiếp xúc với đất, cát và bụi bẩn và không vệ sinh sạch sẽ khiến chúng bám vào các mé đầu ngón tay, ngón chân; cắt móng tay và móng chân quá sát vào da hoặc lấy khóe ở đầu móng tay, móng chân quá sâu...

vicare.vn-benh-chin-me-co-dieu-tri-bang-cac-meo-sau-body-1

Triệu chứng của bệnh chín mé

Khi bị bệnh chín mé, người bệnh thường có các triệu chứng đó là:

  • Ở đầu ngón tay và ngón chân sưng phồng, tấy đỏ và ngứa. Sau đó là đau nhức, khó chịu và có khi cứng ngón, khó cử động. Triệu chứng này xảy ra sau 1-3 ngày nhiễm bệnh.
  • Từ ngày thứ 4-7 thì nhiễm trùng lan rộng ra xung quanh cả ngón, người bệnh có cảm giác nhức nhối, căng tức và đau giật theo nhịp mạch đập, có thể kèm theo sốt nhẹ.
  • Ở đầu ngón tay và ngón chân có hiện tượng tụ mủ.

Bệnh chín mé mặc dù là bệnh ngoài da, tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh có thể gây những biến chứng như viêm xương, viêm bao hoạt dịch hay viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn huyết gây ảnh hưởng tới tính mạng.

Vì vậy, khi có những triệu chứng của bệnh chín mé thì người bệnh cần có phương pháp chữa trị hiệu quả để hạn chế những ảnh hưởng của bệnh.

Một số cách chữa bệnh chín mé hiệu quả

Có rất nhiều cách để chữa bệnh chín mé như bằng thuốc tây y, bằng đông y hay bằng các mẹo dân gian tại nhà. Người bệnh có thể lựa chọn cho mình một cách điều trị phù hợp tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh theo đúng lời khuyên của bác sĩ và kết hợp các yếu tố khác để có kết quả điều trị tốt hơn.

Cách chữa chín mé bằng thuốc tây

Nếu lựa chọn chữa chín mé bằng tây y thì người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng thuốc tây y khi chưa có chỉ định của bác sĩ sẽ khiến bệnh nặng thêm và tái phát nhiều lần....

Đối với trường hợp bệnh chín mé còn ở giai đoạn nhẹ thì người bệnh chỉ cần uống thuốc theo đơn và kết hợp bôi, rửa vùng tổn thương bằng một số thuốc hỗ trợ theo lời khuyên của bác sĩ. Còn trường hợp bệnh nặng và nghiêm trọng thì các bác sĩ có thể tiến hành rạch thoát mủ và dẫn lưu mủ, kết hợp dùng thuốc kháng sinh.

vicare.vn-benh-chin-me-co-dieu-tri-bang-cac-meo-sau-body-2

Cách chữa chín mé bằng tỏi

Chữa chín mé bằng tỏi là một trong những cách chữa trị được nhiều người bệnh áp dụng. Bởi theo đông y thì tỏi có vị cay, tính ôn có tác dụng giải độc, sát khuẩn và kháng viêm. Bên cạnh đó thì tỏi lại là một loại gia vị phổ biến trong mọi gia đình, dễ tìm, dễ kiếm, chi phí thấp... vì thế mà tỏi được rất nhiều người bệnh chín mé lựa chọn để điều trị.

Với việc chữa chín mé bằng tỏi thì người bệnh có thể lấy 1 nhánh tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đắp vào chỗ tổn thương. Thực hiện cách này thường xuyên sẽ làm giảm triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý là không dùng bài thuốc này khi tổn thương đã có mủ.

Cách chữa chín mé bằng hành khô

Chữa chín mé bằng hành không cũng là một trong những cách chữa dân gian được nhiều người bệnh áp dụng. Khi bị bệnh chín mé, người bệnh dùng củ hành khô nướng chín sau đó đắp lên vùng tổn thương. Thực hiện cách này cũng mang lại hiệu quả khá tốt.

Cách chữa chín mé bằng kem đánh răng

Trong kem đánh răng có chứa thành phần tiêu diệt vi khuẩn vì thế nó được nhiều người bị bệnh chín mé sử dụng để chữa bệnh. Chữa chín mé bằng kem đánh răng thì người bệnh thường dùng 1 lượng kem đánh răng vừa đủ đắp lên vùng tổn thương và để qua đêm, sau đó rửa sạch lại bằng nước. Thực hiện cách này 2-3 lần/ tuần sẽ cho hiệu quả điều trị bệnh khá tốt. Tuy nhiên, không nên bôi kem đánh răng vào vùng tổn thương đã có mủ.

Cách chữa chín mé bằng lá trầu không

Lá trầu không là một loại lá thuốc nam mang lại rất nhiều công dụng, lá trầu không có tính kháng khuẩn cao nên được rất nhiều người sử dụng để chữa viêm ngứa phụ khoa, viêm phế quản, chữa các bệnh về phổi, các bệnh lở loét, mụn nhọt... trong đó nhiều người bị bệnh chín mé cũng sử dụng lá trầu không để chữa trị.

Cách chữa chín mé bằng lá trầu không, người bệnh thường dùng 2-3 lá trầu không rửa sạch đun lấy nước dùng để rửa vùng tổn thương hàng ngày hoặc dùng lá trầu không hơ nóng và đắp vào vùng tổn thương. Làm như vậy ngày 2-3 lần sẽ thấy bệnh có chuyển biến tốt.

Ngoài việc chữa trị bệnh chín mé bằng thuốc tây và bằng một số cách chữa dân gian trên thì nhiều người bệnh cũng áp dụng chữa trị bệnh chín mé bằng cách dùng chanh hoặc ngâm nước dấm hay ngâm tay chân với nước ấm hoặc chữa trị bằng cách đắp lá táo non hay lá đu đủ lên vùng tổn thương.... Tuy nhiên, dùng bằng phương pháp nào thì người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến của bác sỹ và thực hiện chữa trị cận thận, kiên trì...

vicare.vn-benh-chin-me-co-dieu-tri-bang-cac-meo-sau-body-3

Cách phòng tránh bệnh chín mé hiệu quả

Bệnh chín mé xảy ra một phần là do thói quen không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Do đó, để phòng tránh bệnh chín mé thì mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần chú ý vệ sinh sạch sẽ hàng ngày và cần vệ sinh tay, chân sạch sẽ.
  • Không ngâm tay, ngâm chân trong nước quá lâu.
  • Không nên đi chân đất và tránh để cho các bụi dính vào các kẽ tay, kẽ chân, không nên để chân bị ẩm ướt.
  • Khi cắt móng thì không nên cắt sát vào da và không nên lấy khóe sâu ở 2 bên ngón tay, ngón chân. Mong nên được cắt thẳng và luôn giữ cho đầu móng dài hơn da để tránh góc móng đâm vào da.
  • Hạn chế chấn thương và trầy xước ở đầu ngón, khi bị trầy xước da thì cần bôi thuốc sát trùng và giữ sạch.

Những thông tin trên mong rằng có thể giúp mọi người có thêm thông tin về bệnh chín mé và có biện pháp phòng tránh hiệu quả cũng như nhận biết được những dấu hiệu của bệnh và có cách chữa trị phù hợp khi mắc phải.

Xem thêm:

  • Mẹ cần biết: Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
  • Thịt xay dễ nhiễm ổ vi khuẩn Escherichia coli
  • Bệnh máu nhiễm khuẩn có lây không?