Bệnh chân tay miệng uống thuốc gì?

Bệnh chân tay miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là vào những thời điểm giao mùa giữa mùa nóng và mùa lạnh. Bệnh sẽ gây nguy hiểm cho trẻ nếu cha mẹ không điều trị kịp thời. Do đó nhiều bậc phụ huynh thường hay thắc mắc không biết bệnh chân tay miệng uống thuốc gì và điều trị như thế nào để giúp bé mau khỏi.

Bệnh chân tay miệng uống thuốc gì? Bệnh chân tay miệng uống thuốc gì?

Bài viết sau đây HoiBenh sẽ cùng bạn giải đáp cho những lo lắng này nhé!

Bệnh chân tay miệng là gì?

Bệnh chân tay miệng là một bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ do virus Picornaviridae gây ra. Bệnh thường lây truyền qua đường tiêu hóa và có khả năng bùng phát thành dịch lớn.

Triệu chứng của bệnh chân tay miệng

Một số triệu chứng của bệnh chân tay miệng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh như phát ban, sởi, thủy đậu,... Vì thế, bố mẹ cần lưu ý một số triệu chứng sau để kịp thời điều trị bệnh cho trẻ. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh đó là sốt, đau họng. Trên da xuất hiện các nốt ban đỏ dạng phỏng nước. Thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông, quanh miệng và bên trong miệng, trẻ lười ăn, quấy khóc.

Bệnh chân tay miệng thường có thể tự điều trị tại nhà và bệnh cũng không đe dọa nhiều đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ có các dấu hiệu sốt cao, ngủ li bì, mê sảng, co giật,... thì cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay để được chăm sóc và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như viêm màng não, viêm não, phù phổi cấp.

vicare.vn-benh-chan-tay-mieng-uong-thuoc-gi-body-1

Bệnh chân tay miệng uống thuốc gì?

Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng cho trẻ. Bởi bệnh do virus gây ra, nên chỉ có thể điều trị bằng cách làm giảm và hạn chế các triệu chứng mà bệnh gây ra và thực hiện cách ly trẻ để không lây lan bệnh cho người khác.

- Nếu trẻ bị loét miệng và tổn thương da ở mức độ nhẹ thì có thể điều trị tại nhà bằng cách sử dụng thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt như Paracetamol cho trẻ trên 3 tháng tuổi hoặc dùng ibuprofen cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Tuy nhiên khi sử dụng cần phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc để đảm bảo đúng liều lượng cho trẻ. Bên cạnh đó cần lưu ý không được dùng các loại thuốc có chứa aspirin bởi nó có thể gây hội chứng Reye đe dọa tới tính mạng của trẻ.

- Rửa tay, chân, miệng và các vùng có vết loét bằng nước muối để ngăn chặn nguy cơ gây nhiễm trùng và để vết loét hồi phục nhanh hơn. Tuy nhiên nước muối khi bôi lên vết thương hở có thể gây xót cho trẻ. Vì thế, chỉ nên dùng nước muối pha thật loãng hoặc nước muối sinh lý được bán tại các hiệu thuốc.

- Tuyệt đối không dùng thuốc bôi ngoài da cho trẻ, vì bệnh chân tay miệng thường hình thành vết loét trên da chứ không hề gây ngứa như thủy đậu. Việc bôi các loại thuốc trực tiếp lên vết thương hở không có tác dụng chữa bệnh mà chỉ gây đau đớn, kích ứng da hoặc nhiễm trùng.

- Cha mẹ cũng không nên cho trẻ dùng thuốc kháng sinh bởi bệnh chân tay miệng là do virus gây ra. Thuốc kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus nên không có tác dụng trong điều trị bệnh tay chân miệng. Chỉ khi các vết loét bị nhiễm trùng thì cha mẹ mới nên dùng thuốc kháng sinh cho trẻ.

Chăm sóc trẻ bị chân tay miệng như thế nào?

Ngoài việc điều trị bệnh chân tay miệng bằng thuốc thì quá trình chăm sóc và vệ sinh cho trẻ cũng rất quan trọng. Qua đó, để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

- Khi phát hiện trẻ bị chân tay miệng, cha mẹ cần cách ly bé với những người xung quanh để tránh bị lây nhiễm. Đồng thời nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn về tình trạng cũng như cách điều trị.

- Người lớn nên chú ý rửa tay sạch với xà phòng trước khi tiếp xúc với trẻ.

- Rửa sạch tay, chân, cho trẻ bởi trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát, ngâm đồ chơi và quần áo của trẻ bằng dung dịch Cloramin B 2% hoặc nước sôi dể diệt sạch vi trùng vi khuẩn.

- Cần tắm rửa sạch sẽ cho trẻ để hạn chế nguy cơ bị bội nhiễm.

vicare.vn-benh-chan-tay-mieng-uong-thuoc-gi-body-2

- Không nên ép trẻ ăn bởi sẽ làm trẻ sợ ăn hoặc bị nôn trớ. Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành 4 - 5 bữa mỗi ngày.

- Đảm bảo đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho trẻ bao gồm tinh bột, chất đạm, chất béo và chất xơ.

- Nên xay nhuyễn thức ăn để trẻ dễ ăn hơn. Không nên cho trẻ ăn thức ăn nóng hoặc cay sẽ làm đau vết loét trong miệng.

- Nên bổ sung thêm sữa, nước ép hoa quả và sữa chua bên cạnh các bữa chính để trẻ nhanh phục hồi và tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.

- Cho trẻ uống nhiều nước. Sau khi ăn nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý.

- Nếu sau 10 ngày trẻ không tự khỏi bệnh thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.