Bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ kiêng gì để nhanh khỏi?
Bệnh chân tay miệng là một loại bệnh dễ mắc ở trẻ nhỏ. Để điều trị hiệu quả bệnh tay chân miệng thì việc có một chế độ kiêng khem cẩn thận, khoa học đối với trẻ là điều vô cùng cần thiết mà cha mẹ cần lưu ý. Bài viết dưới đây, Vicare sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ kiêng gì để nhanh khỏi? Cha mẹ hãy cùng theo dõi!
Bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ kiêng gì để nhanh khỏi?
Bệnh chân tay miệng là một loại bệnh dễ mắc ở trẻ nhỏ. Để điều trị hiệu quả bệnh tay chân miệng thì việc có một chế độ kiêng khem cẩn thận, khoa học đối với trẻ là điều vô cùng cần thiết mà cha mẹ cần lưu ý. Bài viết dưới đây, Vicare sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ kiêng gì để nhanh khỏi? Cha mẹ hãy cùng theo dõi!
Bệnh chân tay miệng là gì?
Bệnh chân tay miệng là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do virus thuộc nhóm đường ruột đo là virus Coxsackie A16 và virus đường ruột tuýp 71 (EV71) gây ra. Trong đó loại virus EV71 có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Bệnh thường xảy ra ở các trẻ dưới 5 tuổi do hệ miễn dịch của các bé còn yếu. Dịch chân tay miệng thường bùng phát vào khoảng thời gian giao mùa giữa mùa xuân và mùa hè. Đây là một chứng bệnh nguy hiểm ở trẻ có khả năng dẫn đến viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim và phù phổi.
Biểu hiện bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ
- Bệnh chân tay miệng ở trẻ em thường có biểu hiện lâm sàng đó là sốt nhẹ, chán ăn, đau họng, cơ thể mệt mỏi.
- Sau đó 1-2 ngày, các đốm đỏ phồng rộp bắt đầu xuất hiện trong miệng bé, hai bên lưỡi, bên trong má, trên nướu răng. Nếu để lâu, các đốm đỏ này sẽ trở thành vết loét gây đau và khó chịu cho trẻ.
- Bên cạnh đó, bé cũng sẽ bị mọc các nốt ban đỏ trên lòng bàn tay, bàn chân, và ở mông. Lúc đâu sẽ là chấm đỏ nhỏ sau đó chuyển thành vết thâm hoặc đóng vảy. Các nốt phát ban này thường không gây ngứa.
- Các vết loét và phát ban này thường phát bệnh trong vòng 1 tuần rồi biến mất. Ở một số trẻ bị nặng, các nốt bạn đỏ có thể sẽ mọc lâu hơn.
- Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, bệnh chân tay miệng không hề có triệu chứng rõ ràng khiến cha mẹ không nhận ra hoặc có thể bị lây bệnh từ con cái mà không biết.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì?
Cách ly trẻ
Bệnh chân tay miệng rất dễ lây lan vì vậy cha mẹ hãy sớm cách ly trẻ với những người xung quanh. Nếu bé đang đi học thì hãy xin phép nghỉ ở nhà cho đến khi nào bé khỏe hẳn. Nên để bé ở trong phòng riêng, sạch sẽ thoáng mát và có chế độ chăm sóc phù hợp sẽ giúp bé nhanh khỏi bệnh.
Không cho trẻ ăn thức ăn đặc, cay, nóng
Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn để chống chọi với vi rút và vi khuẩn gây bệnh. Khi trẻ đang bị bệnh, mẹ không nên cho bé ăn đồ ăn đặc hoặc cay nóng sẽ khiến miệng bé bị đau và khó chịu. Các loại hoa quả chua chứa nhiều axit như cam, chanh, xoài cũng nên hạn chế. Mẹ nên nấu thức ăn mềm một chút, để nguội cho bé ăn. Đồng thời cho bé uống thêm vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Không ép trẻ ăn
Khi trẻ không muốn ăn cha mẹ cũng không nên ép vì sẽ khiến bé thấy sợ hãi. Thay vào đó có thể cho bé uống sữa, ăn sữa chua hoặc trái cây để tăng cường vitamin. Với các bé còn đang bú mẹ thì nên cho bé bú nhiều lần trong ngày.
Không cần kiêng nước
Khi bé bị mắc các bệnh ngoài da, cha mẹ thường hay có thói quen kiêng nước cho trẻ nhưng điều này thì không phải lúc nào cũng đúng nhé. Cha mẹ vẫn nên tắm gội cho bé bằng nước ấm. Nhẹ nhàng lau rửa để không làm vỡ các bọng nước. Việc tắm gội sạch sẽ hạn chế sự phát triển và lây lan của vi khuẩn giúp bé nhanh khỏi bệnh.
Không dùng chung đồ chơi
Cha mẹ không được chia sẻ đồ chơi của con cho những trẻ khác để phòng tránh lây lan bệnh chân tay miệng. Khi bé bị bệnh, cha mẹ cũng nên khử trùng các loại đồ chơi của trẻ bằng nước sôi và không cho bé ngậm đồ lên miệng.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Khi bé mắc bệnh chân tay miệng thì các vị trí bị mọc mụn sẽ rất đau và khó chịu khiến bé quấy khóc và không chịu ngủ. Vì vậy mẹ cần dỗ dành để cho bé ngủ đủ giấc mới nhanh chóng khỏi bệnh. Đồng thời cần theo dõi giấc ngủ của trẻ để xem trẻ có giật mình khó chịu hay có dấu hiệu bất thường nào khác không.
Trường hợp trẻ bị biến chứng thường có dấu hiệu khó ngủ, quấy khóc, mê sảng, co giật,... Thậm chí, những biến chứng do chân tay miệng gây ra nếu không điều trị kịp thời có thể khiến trẻ tử vong trong vài giờ.
Cha mẹ có con bị chân tay miệng cần đưa trẻ đi khám ngay sau khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của trẻ. Tránh để những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.