Bệnh chân tay miệng có ngứa không?

Bệnh chân tay miệng là một căn bệnh thường xuất hiện ở trẻ em do hệ miễn dịch kém. Bệnh có rất nhiều triệu chứng như xuất hiện các nốt phỏng nước, sốt, tiêu chảy, biếng ăn,... Tuy nhiên rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng rằng không biết bệnh chân tay miệng có ngứa không? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu của bài viết sau đây.

Bệnh chân tay miệng có ngứa không? Bệnh chân tay miệng có ngứa không?

Bệnh chân tay miệng là một căn bệnh thường xuất hiện ở trẻ em do hệ miễn dịch kém. Bệnh có rất nhiều triệu chứng như xuất hiện các nốt phỏng nước, sốt, tiêu chảy, biếng ăn,... Tuy nhiên rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng rằng không biết bệnh chân tay miệng có ngứa không? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh chân tay miệng là gì?

Bệnh chân tay miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi do một loại virus đường ruột có tên Picornaviridae gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm từ người sang người và bùng phát thành dịch lớn vào thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh tay chân miệng có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

vicare.vn-benh-chan-tay-mieng-co-ngua-khong-body-1

Triệu chứng của bệnh chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng thường bắt đầu với các biểu hiện như: Sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, tiêu chảy.

Sau khoảng 2 ngày, bệnh sẽ phát triển và xuất hiện các nốt phỏng đỏ trong miệng, chúng sẽ trở thành các vết loét nằm trên lưỡi, ở lợi và niêm mạc má khiến người bệnh cảm thấy đau đớn khi ăn.

Sau đó, trên bàn tay, bàn chân, mông, đùi, bụng, cơ quan sinh dục cũng sẽ xuất hiện những nốt ban đỏ dạng phỏng nước kèm theo sốt cao, ngủ ly bì hoặc hay quấy khóc, co giật,... Trong một số trường hợp, bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng về thần kinh, hô hấp, tim mạch và nhanh chóng dẫn đến tử vong.

Bệnh chân tay miệng có bị ngứa không?

Bệnh chân tay miệng thường xuất hiện ở trẻ em với những triệu chứng không giống nhau. Thực tế, những vết ban đỏ xuất hiện trên da từ 1 - 2 ngày lại không hề gây ngứa như những bệnh ngoài da khác.

Nếu bạn phát hiện con có dấu hiệu ngứa ngáy, đau rát khó chịu thì rất có thể các vết loét trên da đã bị nhiễm trùng do chăm sóc không cẩn thận. Vì vậy, nếu phát hiện trẻ bị chân tay miệng thì bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị. Có rất nhiều trường hợp cha mẹ do chủ quan không đưa trẻ đi khám mà tự chữa trị tại nhà đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

vicare.vn-benh-chan-tay-mieng-co-ngua-khong-body-2

Chăm sóc và điều trị cho người bị chân tay miệng

Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin điều trị bệnh tay chân miệng, do đó bạn nên chú ý trong việc chăm sóc để giúp bệnh nhân mau hồi phục. Khi phát hiện con bị bệnh tay chân miệng thì bạn nên cho trẻ nghỉ học và cách ly trẻ với môi trường bên ngoài. Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, giữ vệ sinh đúng cách và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để giúp trẻ nhanh hồi phục.

Khi trẻ bị sốt nhẹ, nổi các vết ban nhỏ, bạn có thể pha một ít nước chanh muối mật ong cho trẻ uống. Loại nước này có tác dụng rất tốt trong việc sát khuẩn và tiêu diệt virus gây bệnh. Sử dụng loại thuốc paracetamol để giảm đau hạ sốt, nhưng không được sử dụng kháng sinh tùy tiện cho trẻ khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu thấy trẻ sốt cao trên 39 độ C với các triệu chứng như khó ngủ, quấy khóc, hoặc ngủ li bì, mê sảng,... thì ngay lập tức nên đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra, tránh để dẫn đến tình trạng viêm não, viêm cơ tim, phù phổ gây ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.

Cha mẹ nên chú ý tới chế độ ăn uống của trẻ. Nên lựa chọn các loại thức ăn mềm, mịn để trẻ dễ nuốt. Chia nhỏ thành 4 - 5 bữa/ngày để đảm bảo cho trẻ được nạp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Không cho trẻ ăn thức ăn quá nóng, có vị cay, chua, mặn vì nó sẽ làm vết thương trong miệng trẻ bị đau hơn. Nếu trẻ đang bú mẹ thì bạn vẫn cho con bú nhiều hơn bình thường vì sữa mẹ có nhiều dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.

vicare.vn-benh-chan-tay-mieng-co-ngua-khong-body-3

Giữ gìn vệ sinh cho trẻ khi mắc bệnh chân tay miệng. Quan niệm kiêng nước khi bị bệnh ngoài da là một điều hoàn toàn sai lầm. Điều này sẽ chỉ làm cho cơ thể cảm thấy ngứa ngáy khó chịu và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển hơn mà thôi. Vì thế hãy đảm bảo việc tắm rửa sạch sẽ cho trẻ bằng nước sạch và xà phòng. Tránh gãi mạnh vào những nốt phỏng của trẻ vì nó có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn, gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Chú ý nên rửa sạch tay chân cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Nên ngâm quần áo, tã lót, đồ chơi của con vào dung dịch Cloramin B 2% hoặc nước sôi để khử trùng. Phơi bát, đũa, thìa, ly uống sữa và quần áo của trẻ ra ngoài trời nắng.

Phân và các loại rác thải khác của con như khăn lau, tã lót,... nên được xử lý cẩn thận. Không vứt bừa bãi tránh làm lây lan dịch bệnh. Cha mẹ khi chăm sóc trẻ cũng cần rửa tay sạch sẽ, nhất là khi thay tã hoặc làm thức ăn cho trẻ. Thường xuyên lau dọn nhà cửa để tạo không gian thoáng mát, sạch sẽ, không bí bách, ngột ngạt.