Bệnh chàm thể tạng ở trẻ em là gì?
Chàm thể tạng ở trẻ em là một loại bệnh về da gây cho bé không ít khó chịu. Vì vậy, việc tìm hiểu về bệnh, nguyên nhân gây bệnh cũng như các phương pháp điều trị là vô cùng cần thiết của mỗi cha mẹ. Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng HoiBenh tham khảo một số thông tin liên quan đến bệnh chàm thể tạng ở trẻ em.
Bệnh chàm thể tạng ở trẻ em là gì?
Chàm thể tạng ở trẻ em là một loại bệnh về da gây cho bé không ít khó chịu. Vì vậy, việc tìm hiểu về bệnh, nguyên nhân gây bệnh cũng như các phương pháp điều trị là vô cùng cần thiết của mỗi cha mẹ. Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng HoiBenh tham khảo một số thông tin liên quan đến bệnh chàm thể tạng ở trẻ em.
Chàm thể tạng là gì? Dấu hiệu nhận biết chàm thể tạng ở trẻ nhỏ
Bệnh chàm thể tạng còn được gọi là bệnh viêm da thể tạng, viêm da cơ địa... Bệnh tái phát theo từng đợt và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải bệnh chàm thể tạng nhất.
Các thống kê cho thấy: tỷ lệ người trưởng thành bị chàm thể tạng chỉ rơi vào khoảng 1% - 3%, đa phần trong số này đều có tiền sử mắc bệnh từ nhỏ. Trong khi đó, tỉ lệ trẻ nhỏ mắc bệnh trong độ tuổi 7 – 16 tuổi lại lên đến 18% và trẻ nhỏ dưới 7 tuổi là 20%.
Bệnh chàm thể tạng ở trẻ em được chia thành 2 giai đoạn chính.
Chàm thể tạng nhũ nhi
Bệnh thường xuất hiện khi bé được 3 tháng tuổi. Biểu hiện ban đầu của bệnh là phát các ban đỏ ở cả hai vùng má, sau đó nổi lên các mụn nước li ti. Khi đập vỡ những mụn nước này sẽ tạo ra vảy tiết, từ từ lan dần đến trán, cằm, cổ và mặt duỗi của cẳng tay, cẳng chân...
Điểm khác biệt của bệnh so với các loại viêm da khác là ban đỏ, mụn nước không xuất hiện ở vùng mông và vùng quấn tã lót.
Chàm thể tạng nhũ nhi thường biến mất trong mùa hè nhưng tái phát lại vào mùa đông. Điều này được giải thích do thời tiết khô hanh nên tạo điều kiện để bệnh phát triển, trong khi đó, tia cực tím trong nắng mặt trời lại có thể cải thiện bệnh.
Chàm thể tạng thời niên thiếu
Khi chàm thể tạng nhũ nhi không được điều trị hoặc điều trị không hoàn toàn, bệnh chàm thể tạng ở trẻ em sẽ phát triển thành viêm da cơ địa thời niên thiếu. Lúc này, bệnh sẽ mang tính chất mạn tính. Bệnh nhân luôn bị tình trạng da khô, dày da và bong vảy ở khu vực mi mắt, cổ, phía sau tai, mặt duỗi của cẳng tay, cổ chân... Da dày sẽ kích thích cảm giác ngứa ngáy, trong khi đó, ý thức của bé vẫn chưa cao, vì vậy sẽ gãi và làm xây xước da, chảy máu, tạo vảy và làm lớp da càng dày thêm. Chính vòng luẩn quẩn này khiến bệnh chàm thể tạng vô cùng khó điều trị.
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm thể tạng ở trẻ em
Theo các nhà nghiên cứu, bệnh chàm thể tạng xảy ra do sự tương tác giữa 2 yếu tố: di truyền và môi trường sống.
Đặc điểm chung của những bệnh nhân bị chàm thể tạng là có nồng độ kháng thể IgE tăng ca. Những đối tượng là trẻ em được sinh ra từ bố hoặc mẹ có các dị ứng như hen suyễn, viêm mũi, eczema... có khả năng bị chàm thể tạng là 50%. Nếu bệnh dị ứng xuất hiện ở cả bố và mẹ, tỷ lệ bé bị chàm thể tạng có thể lên đến 80%. Bên cạnh đó, một số yếu tố bên ngoài như mạt nhà cũng có khả năng gây ra bệnh chàm thể tạng ở trẻ em.
Bên cạnh đó, người ta cũng nhận thấy chàm thể tạng có thể tăng nguy cơ mắc phải khi:
- Giới tính là nữ.
- Những người sống tại các thành phố, quốc gia phát triển, đặc biệt là nơi có khí hậu lạnh giá hoặc có mức độ ô nhiễm cao.
Tổng hợp các loại thuốc trị bệnh chàm thể tạng ở trẻ em
Các chất giữ ẩm, làm mềm da
Mỗi ngày, bạn phải giảm mất nước tối đa trên da của bé bằng một số loại kem dưỡng ẩm da. Để đạt kết quả tốt nhất, bạn nên bôi kem dưỡng ẩm cho bé trong vòng 3 phút ngay sau khi tắm, vì lúc này da còn ướt, dưỡng chất sẽ dễ thẩm thấu vào trong hơn.
Hiện nay, chất dưỡng ẩm được sản xuất dưới nhiều dạng: dạng mỡ (dành cho bé da quá khô), dạng kem như vừa đề cập ở trên hoặc dạng dung dịch nhẹ nhàng. Một số loại có thể bôi trực tiếp lên da, còn một số khác được dùng thay thế cho xà phòng, thêm trực tiếp vào nước tắm.
Da bé khá mềm, mỏng và nhạy cảm, vì vậy, trước khi bạn dùng cho bé, hãy thử một ít để xem thử phản ứng ra sao, sau đó mới sử dụng thường xuyên hơn.
Steroids bôi
Khi bệnh chưa bùng phát, việc sử dụng chất dưỡng ẩm và làm mềm da sẽ có tác dụng. Nhưng nếu đi vào những ngày hanh khô, bệnh bùng phát, bạn cần phải sử dụng đến kem steroids với 4 mức độ: nhẹ - trung bình – mạnh và rất mạnh để khắc phục tình trạng viêm da của bé. Tùy theo độ tuổi của bệnh nhi, mức độ của bệnh và diện tích vùng da cần bôi, bạn phải có lựa chọn sao cho thích hợp nhất.
Nếu dùng kem steroids, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sỹ và tiến hành đánh giá tình trạng một cách đều đặn, không nên dùng thuốc của người khác để bôi cho con.
Steroid uống
Ở trường hợp bệnh diễn tiến quá nặng và có hướng dẫn từ bác sỹ da liễu có chuyên môn, bạn có thể sử dụng thêm thuốc Steroid uống cho bé. Tuy nhiên, hãy theo dõi kỹ các tác dụng phụ trong quá trình điều trị.
Thuốc điều hòa miễn dịch
Đây là một loại thuốc mới được triển khai và áp dụng trong việc điều trị bệnh chàm thể tạng. Nếu sử dụng theo đúng chỉ dẫn từ bác sỹ, bệnh có thể dứt điểm hoàn toàn và không tái phát sau này.
Một số loại thuốc khác
Bạn có thể xoa dịu bớt triệu chứng ngứa ngáy của bé bằng thuốc kháng Histamin – thuốc này cũng có thể kháng viêm.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể dùng khăn ướt để làm dịu bớt tình trạng khô ngứa trên da. Ở thể chàm nặng, các bác sỹ sẽ xem xét sử dụng tia cực tím cũng như thuốc ức chế miễn dịch để chữa trị.
Bài viết đã cung cấp cho các ba mẹ những kiến thức cơ bản về bệnh chàm thể tạng ở trẻ em. Hãy có giải pháp và cách chăm sóc phù hợp để giúp bé khắc phục bệnh sớm nhất có thể, tránh để bệnh trở thành mãn tính.
Xem thêm:
- 5 Cách điều trị vết chàm tại nhà hiệu quả
- Bệnh chàm dễ kéo theo nhiều bệnh mạn tính khác
- Những điều cha mẹ cần biết về bệnh chàm sữa ở trẻ