Bệnh chàm môi và cách chữa trị
Chàm môi là căn bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cho nhiều người không ít lần “khổ sở”. Vì vị trí mắc bệnh ở môi nên không ít người tỏ ra e dè và thiếu tự tin trong khi giao tiếp, khiến cho công việc, cuộc sống ảnh hưởng ít nhiều.
Bệnh chàm môi và cách chữa trị
Bệnh chàm môi là gì?
Chàm môi là một bệnh viêm da dị ứng, xuất hiện ở môi hoặc vùng quanh miệng. Bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại khiến cho nhiều người “khổ sở” bởi vị trí mắc bệnh là ở môi, gây tâm lí thiếu tự tin trong giao tiếp, làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Biểu hiện của bệnh chàm môi
Khi xuất hiện bệnh chàm môi mang đến các triệu chứng khá điển hình của một căn bệnh viêm da như:
- Bệnh gây ngứa và đau: cảm giác này thường xuất hiện kèm theo các vết lở loét và những đường nứt xung quanh môi rất mất thẩm mỹ. Mỗi khi bạn ăn uống hay giao tiếp thì sẽ rất đau miệng.
- Bệnh nặng sẽ trở thành mãn tính với các biểu hiện đỏ, khô và nứt nẻ trên làn môi và 2 mép môi khiến người bệnh rất đau đớn , khả năng ăn uống cũng vì vậy mà bị hạn chế. Hơn nữa bệnh còn rất dễ lan rộng ra xung quanh miệng nếu như vùng bị bệnh không được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
Bệnh chàm môi nếu để thành mãn tính sẽ rất khó chữa trị. Do vậy việc nhanh chóng nhận biết bệnh sớm thông qua những triệu chứng bệnh kể trên rất có ích trong việc phát hiện và điều trị sớm căn bệnh này.
Nguyên nhân bệnh chàm môi
Chàm môi có khá nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân chủ quan: Chị em phụ nữ có thói quen sử dụng son, mỹ phẩm môi mà không để ý đến thành phần trong đó. Nhiều loại son và mỹ phẩm có chứa các chất độc hại khi thường xuyên thoa lên môi khiến cho da môi bị bong tróc, lâu ngày gây bệnh chàm. Bên cạnh đó nhiều chị em thực hiện phun xăm môi không nắm rõ được chất lượng mực phun, sau khi phun xăm môi môi bị sần sùi, bong da liên tục và thành bệnh chàm môi.
Nguyên nhân khách quan: Chàm môi còn có thể do rối loạn nội tiết tố bên trong, hệ bài tiết kém, môi khô nứt nẻ, thiếu nước, thiếu ẩm.
Cách chữa trị bệnh chàm môi
Chữa bệnh chàm môi bằng Tây y
Khi mới phát hiện ra bệnh, người bệnh cần đi khám chuyên khoa da liễu để xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh. Căn cứ vào đó các bác sĩ sẽ cho sử dụng các loại thuốc thích hợp nhất.
- Trường hợp bị chàm môi nhẹ tức vùng môi bị bệnh chưa bị nhiễm nấm và vi khuẩn thì cách điều trị là bôi các loại thuốc dạng kem hoặc dạng mỡ trực tiếp lên vùng bị bệnh ngày 1-2 lần. Loại thuốc thường được sử dụng là hydrocortisone 1% có tác dụng đặc trị bệnh chàm môi, đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh.
- Trường hợp bệnh nặng hơn, vùng môi bị chàm bị bội nhiễm nấm và vi khuẩn thì bên cạnh việc bôi thuốc, người bệnh phải dùng thêm các thuốc diệt nấm và vi khuẩn.
Chữa bệnh chàm môi bằng các bài thuốc dân gian
Song song với quá trình điều trị bệnh chàm môi bằng Tây y thì người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian dưới đây để hiệu quả chữa bệnh được nhanh chóng nhất
1. Chữa bệnh chàm môi bằng lá sim
Người bệnh có thể tận dụng tính năng sát khuẩn và phục hồi tổn thương của lá sim để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh chàm. Cách chữa bệnh bằng lá sim khá đơn giản, lá sim sau khi được rửa sạch bạn hãy đem nấu cô đặc thành cao. Hàng ngày bôi loại cao này lên vùng môi bị chàm , sau khi cao khô hãy lấy một ít mỡ gà trống bôi lên vùng ba bệnh . Mỗi ngày bạn bôi thuốc 3 lần cho tới khi chấm dứt các triệu chứng của bệnh thì ngưng.
2. Cách chữa bệnh chàm môi bằng lá trà xanh
Trà xanh từ lâu đã được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khẻo cũng như làn da. Trong tinh chất lá trà xanh chứa nhiều chất kháng khuẩn, chống oxy hóa nên nó được xem là vị thuốc dân gian chữa bệnh chàm khá hiệu quả và an toàn. Mỗi ngày , bạn hãy lấy khăn mềm thấm nước lá trà xanh lên vùng da bị bệnh . Thực hiện động tác này vài lần trong ngày bạn sẽ nhanh chóng thấy hiệu quả.
3. Cách chữa bệnh chàm môi bằng lá ổi
Lá ổi có tác dụng chống nhiễm trùng cho da rất tốt. Người bệnh có thể tận dụng loại lá này chữa bệnh bằng cách nấu nước lá ổi đậm đặc và dùng khăn hay bông gòn thấm nước lên vùng môi bị bệnh này 3-4 lần. Kiên trì thực hiện bài thuốc này liên tục vùng môi của bạn không chỉ hết chàm ngứa mà làn môi không bị thâm đen sau khi lành bệnh.
Bên cạnh việc dùng thuốc chữa trị thì trong quá trình chữa bệnh, người bệnh chàm cần lưu ý :
- Bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể bằng rau xanh và trái cây tươi. Một số loại vitamin B2, B3, B6, B12 và vitamin E rất cần thiết cho người bệnh.
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ là việc làm quan trọng để loại trừ vi khuẩn từ trong miệng xâm nhập ra ngoài khiến bệnh tình trở nặng hơn.
- Không sử dụng son phấn chứa nhiều hóa chất độc hại, tăng cường giữ ẩm cho làn môi bằng các loại dầu từ tự nhiên như dầu dừa, dầu ô liu....
Có thể thấy những phương pháp chữa bệnh chàm môi kể trên khá đơn giản nhưng lại cho hiệu quả khá cao. Bệnh chàm môi hoàn toàn có thể được chữa trị nhanh chóng dứt điểm nếu như bạn sớm phát hiện ra bệnh nhờ nhận diện được các triệu chứng của nó. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp các bạn mau chóng lành bệnh.
Xem thêm:
- 5 Cách điều trị vết chàm tại nhà hiệu quả
- Bệnh chàm dễ kéo theo nhiều bệnh mạn tính khác