Bệnh chàm là gì? Khái niệm, dấu hiệu của bệnh này là gì?

Bệnh chàm (hay bệnh eczema) không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến người bệnh mất tự tin trong cuộc sống. Vậy bệnh chàm là gì? Khái niệm, dấu hiệu của bệnh này là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau đây để sớm phát hiện các triệu chứng của bệnh, qua đó có hướng điều trị kịp thời, phù hợp.

Bệnh chàm là gì? Khái niệm, dấu hiệu của bệnh này là gì? Bệnh chàm là gì? Khái niệm, dấu hiệu của bệnh này là gì?

Bệnh chàm (hay bệnh eczema) không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến người bệnh mất tự tin trong cuộc sống. Vậy bệnh chàm là gì? Khái niệm, dấu hiệu của bệnh này là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau đây để sớm phát hiện các triệu chứng của bệnh, qua đó có hướng điều trị kịp thời, phù hợp.

1. Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm (bệnh eczema) là căn bệnh viêm da cơ địa gây viêm nhiễm cấp hoặc mãn tính do các nguyên nhân khác nhau. Từ đó các vùng da này sẽ bị ngứa, sưng đỏ và nổi mụn nước, bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên da.

Các chuyên gia Y tế phân loại bệnh chàm gồm: Chàm nhiễm khuẩn (xuất hiện xung quanh vết thương bị nhiễm khuẩn), chàm da dầu (thường gặp ở vùng đầu, nếp mũi má, quanh mắt), chàm tiếp xúc (xuất hiện ở phần da hở và tiếp xúc với dị nguyên),...

Bệnh chàm đều là bệnh ngoài da không có tính lây nhiễm. Tuy nhiên mọi người cần chú ý nguyên nhân, các triệu chứng điển hình để xử lý kịp thời, hạn chế vùng bị chàm lây lan sang phần da xung quanh trên cơ thể.

2. Nguyên nhân gây bệnh chàm

Nguyên nhân nội sinh

Là những nguyên nhân xuất phát từ bên trong cơ thể, tác động gián tiếp hoặc trực tiếp gây ra bệnh:

  • Di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh dẫn tới nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần người bình thường.
  • Bệnh lý: Nguyên nhân bệnh chàm có thể do các bệnh lý về viêm da cơ địa, viêm đại tràng, bệnh thận, xơ gan... làm thay đổi cấu trúc sinh lý của gan, thận nên cũng là tác nhân gây bệnh.
  • Cơ địa: Những biến đổi trong quá trình chuyển hóa chất do rối loạn chức năng nội tạng, nội tiết bẩm sinh tăng nguy cơ mắc bệnh chàm.
vicare.vn-benh-cham-la-gi-khai-niem-dau-hieu-cua-benh-nay-la-gi-body-1

Nguyên nhân ngoại sinh

Bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học... đụng chạm vào da gây kích ứng, cụ thể:

  • Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất: do người bệnh chàm tiếp xúc thường xuyên với lưu huỳnh, thủy ngân, sulfamid, chlorocid, penicillin,...
  • Các sản phẩm vi sinh: vi khuẩn, nấm...
  • Yếu tố vật lý: ánh sáng, độ ẩm, sự cọ xát do gãi nhiều...
  • Vật dụng hàng ngày: chất liệu quần áo, khăn, giày dép, mỹ phẩm...
  • Thực phẩm: dị ứng thực phẩm, thường gặp là dị ứng trứng, sữa, đậu phộng...
  • Động vật và thực vật: lông chó mèo, mối mọt, phấn hoa

3. Các triệu chứng và biến chứng của bệnh chàm

Các triệu chứng của bệnh chàm

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu đây là căn bệnh da liễu tiến triển theo 3 giai đoạn với những biểu hiện điển hình sau:

  • Giai đoạn cấp tính: Người bệnh chàm thấy vùng da bị chàm ngứa ngáy, ửng đỏ, rất khó chịu. Tiếp theo, mụn nước xuất hiện, ban đầu mụn có kích thước nhỏ, sau to dần và lan sang phần da xung quanh. Mụn nước mọc theo đợt, thành từng mảng dày.
  • Giai đoạn bán cấp: Người bệnh chàm gãi hoặc va đập khiến mụn nước bị vỡ. Chất dịch chảy ra từ mụn đọng lại tạo thành vảy khô và bong ra để lại lớp da rất nhẵn. Từ đó lớp da mới tái tạo, dày hơn và sắc tố da đậm hơn lúc đầu.
  • Giai đoạn mãn tính: Bệnh chàm diễn ra trong khoảng thời gian nhiều hơn 6 tuần, không được điều trị dứt điểm sẽ trở thành mãn tính, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và thẩm mỹ của người bệnh.

Vì thế, người bệnh chàm khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu sau cần đến ngay bệnh viện để thăm khám, có phương pháp hiệu quả:

  • Ngứa làm bạn khó chịu. Ngứa ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày hoặc giấc ngủ.
vicare.vn-benh-cham-la-gi-khai-niem-dau-hieu-cua-benh-nay-la-gi-body-2
  • Có lở loét rỉ nước hoặc khô cứng, vết xước da nghiêm trọng, phát ban lan rộng, đổi màu da, hoặc bị sốt kèm theo phát ban.
  • Rách da đau đớn hình thành trên tay hoặc ngón tay.
  • Các dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn phát triển, bao gồm: bị đau, sưng, đỏ, hoặc nhiệt tăng lên; vệt tấy đỏ từ vùng da này lan rộng ra; có dịch mủ; sốt trên 38°C không có nguyên nhân khác.

Các biến chứng của bệnh chàm

Da của người mắc bệnh chàm thiếu protein chống nhiễm trùng, khiến da dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn và virus. Nhiễm nấm cũng khá phổ biến ở những người bị bệnh chàm.

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn: Nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng do bệnh chàm là thực địa da hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn như staphylococcus aureus.
  • Nhiễm virus: Người bệnh chàm rất dễ bị nhiễm virus trên da. Ví dụ, khi bị nhiễm virus herpes simplex sẽ gây ra bệnh da nghiêm trọng gọi là viêm da dị ứng do eczema herpeticum.
  • Các vấn đề về giấc ngủ: Các vấn đề liên quan đến giấc ngủ rất phổ biến ở bệnh nhân. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi, gây khó tập trung học hành và làm việc.
  • Mất tự tin: Bệnh chàm dị ứng có thể ảnh hưởng đến sự tự tin của cả người lớn và trẻ em. Trẻ em rất khó để vượt qua căn bệnh, rất dễ dẫn đến tự ti, mặc cảm. Trẻ có thể bị trêu chọc, bắt nạt.

4. Các thể loại bệnh chàm

Theo thương tổn

Bệnh chàm đỏ: Da đỏ sẫm, gần giống như là xuất huyết, hay ăn vào cẳng chân, chẩn đoán được vì có một vài mụn nước nhỏ kín đáo, chảy nước vàng.

Bệnh chàm dạng bọng nước: Khi thương tổn chứa dịch lớn hơn 1mm gọi là bọng nước, mụn nước sẽ to và sâu hơn khi khu trú ở vùng da dày như lòng bàn tay, chân.

Theo căn nguyên

Bệnh chàm thể tạng: Chàm thể tạng chiếm khoảng 2 - 3% dân số trẻ em và 1% dân số người lớn. Tỷ lệ bệnh tăng lên đặc biệt ở vùng ấm áp và các đợt bùng phát theo mùa, thường vào mùa xuân và mùa thu. Bệnh thường bắt đầu sớm trong năm đầu tiên của cuộc đời và có thể có nhiều đợt trong nhiều năm sau đó. Có khoảng 60% bệnh nhân bị chàm thể tạng ở tuổi đầu tiên và khoảng 30% ở giữa tuổi lên 1 và lên 5. Nguyên nhân chàm thể tạng tùy thuộc vào tác dụng hỗ tương của nhiều yếu tố thể tạng, miễn dịch, tâm lý và thời tiết. Bản chất di truyền giữ vai trò quan trọng trong chàm thể tạng. Khoảng 70% những người mắc bệnh này có tiền sử cá nhân hoặc gia đình có viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, chàm thể tạng hoặc hen phế quản.

Bệnh chàm vi trùng: Do sự kích thích từ kháng nguyên của nấm, vi trùng, sang chấn. Đặc điểm chung là thương tổn không đối xứng, giới hạn rõ, ngoài mụn nước còn có sự liên quan đến các ổ nhiễm trùng kề cận như: nhọt, hăm kẽ, lẹo, chốc, chốc mép, viêm quanh móng, nốt đỉa cắn, vết mổ bẩn, các ổ nhiễm trùng da. Hoặc các nhiễm khuẩn nội tạng như: viêm tai xương chũm, viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm phần phụ, viêm tử cung, viêm thận...

Bệnh chàm tiếp xúc: Chàm tiếp xúc hay viêm da tiếp xúc là hiện tượng ngứa ở thượng bì và bì, thường khởi đầu khu trú, gây ra bởi các chất gây dị ứng hoặc các chất gây kích thích, từ môi trường tiếp xúc với da.

Bệnh chàm da mỡ: Là một dạng thông thường của chàm vốn có khuynh hướng xảy ra ở những người có da nhờn và các vùng có hoạt động tiết bã ở mức tối đa như: ở da đầu, sau tai, phần tai ngoài, mặt, thân mình có ở vùng xương ức và giữa hai xương bả vai, có thể ở vùng bẹn, nách và dưới vú. Ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh (nhất là ở tuổi 18 - 40) và ở trẻ con. Ở trẻ dưới 1 tuổi xuất hiện dưới dạng “cứt trâu”. Bệnh thường gặp trên nam giới hơn nữ và gây bệnh khoảng 2 - 5% dân số. Chó, ngựa, bò cũng có thể bị. Chàm da mỡ thường xấu đi vào mùa đông ở các vùng có khí hậu lạnh.

Bệnh chàm tổ đỉa: Chàm dạng tổ đỉa là một viêm da dạng chàm mạn tính, tái phát, trong đó các mụn nước ở sâu, ngứa, xuất hiện ở lòng bàn tay, các ngón tay và lòng bàn chân. Nguyên nhân đặc hiệu chưa tìm ra. Khoảng một nửa bệnh nhân có nền tảng là thể tạng dị ứng. Tổ đỉa có thể là phản ứng của nhiều yếu tố, như ổ nhiễm khuẩn (viêm hạch hạnh nhân mãn tính, viêm phế quản mạn tính...), cơ địa dị ứng, sang chấn tình cảm, nhiễm nấm, các dị ứng nhưng hệ thống và các chất kích thích hay chất dị ứng từ bên ngoài.

5. Người bị bệnh chàm nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng góp phần đẩy lùi và dự phòng tái phát. Người bệnh cần xây dựng thực đơn khoa học, bổ sung thực phẩm có ích và loại bỏ nhóm thực phẩm khiến bệnh chàm nặng hơn như sau:

Người bị bệnh chàm nên ăn

Thực phẩm giàu Probiotic: Sữa chua, sữa, phô mai mềm lên men,,..

Thực phẩm có tính chống viêm: Rau có lá xanh đậm, cá biển, đậu nành,...

Người bệnh chàm nên bổ sung vitamin: Vitamin C (cam, bưởi, dâu tây); vitamin E (hạt hướng dương, bơ); kẽm (thịt nạc đỏ, hạt bí);...

Dùng mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn cao, bệnh nhân có thể dùng uống hoặc thoa trực tiếp lên vùng da bị chàm.

Người bị bệnh chàm nên kiêng ăn

Thực phẩm dễ gây dị ứng: Đậu phộng, cua, hến, tôm,...

Nội tạng động vật: Gan, lòng, mề,...

Chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, cafe,...

Thực phẩm ngọt: Socola, bánh kem, kẹo,...

6. Cách chữa bệnh chàm

vicare.vn-benh-cham-la-gi-khai-niem-dau-hieu-cua-benh-nay-la-gi-body-3

Cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Tây

Thông thường, người bệnh có tâm lý thường tìm đến thuốc Tây với mục đích giảm ngứa, chống viêm nhiễm da. Một số nhóm thuốc thường được chỉ định chữa bệnh chàm gồm:

  • Thuốc uống chống ngứa: Siro Phenergan, Chlorpheniramine, Cetirizine,...
  • Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng da: Cephalosporin, Amoxicillin,...
  • Thuốc dạng dung dịch: Jarish, Vioform 1%,... dùng để đắp trực tiếp lên vùng da người bệnh chàm.
  • Thuốc mỡ: Cream Celestoderm-neomycin, Cream Synalar-neomycin,... tác động chống viêm nhiễm da, hạn chế lây lan sang vùng da lân cận.

Lưu ý, các bạn không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi. Hãy tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ nếu không tình trạng bệnh của bạn có thể nặng hơn.

Cách chữa bệnh chàm bằng bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian đều xuất phát từ vị thuốc Nam ngay trong vườn nhà, cách thực hiện đơn giản mà hiệu quả khá tốt. Người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc chữa bệnh chàm sau:

  • Lá ổi: Dùng 300g lá ổi rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi rồi đổ ra cho nguội. Sau đó ngâm vùng da bị chàm vào nước lá ổi khoảng 20 – 30 phút, mỗi ngày thực hiện 1 lần.
  • Bài thuốc chữa bệnh chàm bằng dưa chuột: Cắt lát mỏng 1 quả dưa chuột, cho vào ngăn mát của tủ lạnh khoảng 30 phút. Lấy dưa chuột đắp trực tiếp lên vùng bị chàm 15 phút và rửa lại bằng nước sạch. Áp dụng 3 – 4 lần/ngày.
  • Lá trà xanh: Dùng 100g lá trà xanh, rửa sạch đun sôi khoảng 10 phút, đổ ra để nguội và ngâm vùng da bị bệnh vào nước trà xanh 20 phút. Trong khi ngâm người bệnh chàm nên lấy tay chà nhẹ nhàng phần da bị chàm bằng nước trà xanh để tăng cường chống viêm nhiễm da.
  • Lá trầu không: Lấy một nắm lá trầu không rửa thật sạch rồi vò nát. Nấu một nồi nước cho thật sôi rồi cho lá trầu không đã vò nát vào nấu trong 10 phút. Đợi nước nguội rồi đổ ra chậu ngâm rửa vùng da bị bệnh trong khoảng 10 phút. Mỗi ngày áp dụng 1 lần.
  • Dùng dầu dừa để chữa bệnh chàm: Vệ sinh da thật sạch, lau khô rồi nhẹ nhàng bôi dầu dừa lên da. Massage nhẹ nhàng để các tinh chất thấm vào da. Đợi trong khoảng 20 phút rồi vệ sinh lại thật sạch.

Chỉ cần kiên trì thực hiện các cách trên thì các tinh chất sẽ thấm dần vào da và phát huy công dụng điều trị bệnh chàm. Nhưng những cách này chỉ phù hợp với bệnh nhân ở mức độ nhẹ, với trường hợp nặng thì hầu như không có chuyển biến. Bạn nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

Ngoài việc áp dụng các mẹo dân gian, các loại thuốc điều trị thì chế độ sinh hoạt cũng tác động không nhỏ đến việc điều trị bệnh chàm. Cụ thể, bạn nên:

  • Vệ sinh da thường xuyên và đúng cách. Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng. Bạn nên chọn loại xà phòng nhẹ dịu, không gây kích ứng da. Chú ý không nên kì cọ quá mạnh dễ làm da bị trầy xước và nhiễm khuẩn.
  • Dưỡng ẩm da thường xuyên để hạn chế ngứa da, khô da.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại, ánh nắng mặt trời.
  • Sắp xếp công việc hợp lý, tránh căng thẳng làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Tập thể dục để nâng cao sức khỏe, giúp tinh thần thoải mái. Nhờ đó mà tăng cao hiệu quả của các phương pháp chữa trị bệnh chàm.

Trên đây là bài viết Bệnh chàm là gì? Khái niệm, dấu hiệu của bệnh này là gì? Hi vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về bệnh chàm. Qua đó biết cách phòng tránh và hướng điều trị kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm:

  • 5 phương pháp điều trị bệnh chàm tại nhà cho trẻ
  • Bệnh chàm môi và cách chữa trị
  • Bệnh chàm có lây không?