Bệnh bại não thể co cứng là gì và cách điều trị hiệu quả

Bệnh bại não thể co cứng là thể thường gặp nhất ở trẻ mắc bại não, với những tổn thương não nghiêm trọng làm rối loạn chức năng điều khiển của cơ thể. Bại não thể co cứng là gì, điều trị ra sao sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Bệnh bại não thể co cứng là gì và cách điều trị hiệu quả Bệnh bại não thể co cứng là gì và cách điều trị hiệu quả

1. Tìm hiểu chung về bại não và các thể

1.1 Bại não là gì

Bại não là tên gọi tiếng việt của Cerebral Palsy (CP), hay còn gọi là những tổn thương não, bệnh mô tả một loạt những tổn thương não bộ làm ảnh hưởng tới sự phát triển vận động, ngôn ngữ, cảm giác... của trẻ.

Bại não có nhiều thể khác nhau, mỗi trường hợp bệnh nhân, tình trạng tổn thương khác nhau dẫn đến những biểu hiện khác nhau. Tuy vậy, hầu hết bại não do tổn thương 1 hay nhiều phần của não bộ, ảnh hưởng tới chức năng điều khiển cử động, khiến bệnh nhân không thể cử động cơ của mình bình thường.

1.2 Các thể của bại não

Có 3 thể thường gặp nhất của bại não là:

vicare.vn-benh-bai-nao-co-cung-la-gi-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-body-1
Các thể bại não

Bại não thể co cứng - Spastic cerebral palsy

Thể này chiếm 70 – 80% trường hợp người mắc bệnh, với những tình trạng cơ co cứng, khó khăn trong cử động. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể liệt cứng tứ chi, với cả bốn chi và thân người đều bị liệt, có thể cơ miệng và lưỡi cũng bị liệt hoặc không.

Trẻ em bại não thể co cứng nếu bị liệt toàn thân thì thậm chí trí tuệ và các vấn đề khác cũng bị ảnh hưởng.

Bại não thể loạn động – Dyskinetic cerebral palsy

Thể này chiếm khoảng 20% số bệnh nhân mắc bại não, gây ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. Thể loạn động đặc trưng bởi sự thay đổi thất thường của trương lực cơ, thỉnh thoảng là những cử động không kiểm soát được như: Cử động chậm, đau hoặc nhanh, giật giật...

Trẻ mắc Bại não thể loạn động thường có tư thế ngồi và dáng đi không bình thường, đôi khi các cơ điều khiển lưỡi và nét mặt cũng bị ảnh hưởng nên gặp nhiều khó khăn khi bú, ăn, nuốt và nói.

Bại não thể thất điều - Ataxic cerebral palsy

Bại não thể thất điều chiếm khoảng 10% số trường hợp mắc bệnh, thể này ảnh hưởng tới khả năng cân bằng tư thế và phối hợp động tác. Người mắc bệnh thể này có thể đi lại nhưng dáng điệu, tư thế không vững, gặp khó khăn với những cử động cần chính xác và phối hợp nhiều cơ quan như: Viết, vẽ...

Bên cạnh đó cũng còn một số thể bại não khác hiếm gặp hơn như Bại não thể múa vượn, bại não thể nhẽo...

Việc nắm bắt triệu chứng, thể bệnh bại não ở bệnh nhân sẽ giúp bác sĩ xác định được tình trạng tổn thương và có những chỉ định điều trị phục hồi thích hợp.

2. Tìm hiểu về bại não thể co cứng

2.1 Các thể nhỏ hơn bại não thể co cứng

Bại não thể co cứng chiếm phần lớn trong các trường hợp bại não, được phân chia tình trạng theo vùng bị ảnh hưởng, gồm:

- Bại não thể co cứng 2 chi dưới: chiếm từ 25 – 35%.

- Bại não thể co cứng nửa người: Chiếm từ 35 – 45%.

- Bại não thể co cứng tứ chi: Chiếm từ 40 – 45%.

2.2 Khả năng điều trị bại não thể co cứng

Bại não thể co cứng được đặc trưng bởi sự gia tăng đề kháng với lực kéo giãn ban đầu, sau đó là giảm đột ngột. Việc tăng trương lực cơ có nguyên nhân là do tổn thương thần kinh vận động trên của vỏ não, làm tăng phản xạ gân xương.

Trương lực cơ là lực căng của cơ trạng thái nghỉ, nghĩa là bình thường, cơ trạng thái nghỉ luôn chịu sức kéo của 2 đầu cơ khiến nó luôn ở trạng thái trương lực nhất định. Việc đảm bảo và điều hòa trạng thái trương lực cơ này được duy trì với cơ chế điều hòa từ hệ thần kinh trung ương.

vicare.vn-benh-bai-nao-co-cung-la-gi-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-body-2
Có thể phục hồi chức năng với bệnh nhân bại não thể co cứng

Nhưng bệnh nhân bại não thể co cứng bị ảnh hưởng khả năng điều hòa từ hệ thần kinh này, nên sự đồng co cơ không kiểm soát, làm ngăn cản cử động xảy ra, cũng không cho phép điều chỉnh tư thế.

Lúc này, trẻ bại não thể co cứng có thể dùng phản xạ trương lực để cử động, song trẻ bị nặng thường tăng trương lực cơ hơn là cử động. Trương lực cơ ở trẻ sẽ tăng bất thường trong trường hợp trẻ cố gắng, phấn khích, sợ hãi, lo lắng hay mất thăng bằng. Song bệnh nhân vẫn có thể phát triển khả năng thăng bằng bằng việc sử dụng phần cơ thể ít ảnh hưởng nhất.

Với bệnh nhân bại não thể co cứng liệt tứ chi thì việc phục hồi rất khó khăn, phát triển khả năng thăng bằng cũng không khả thi.

2.3 Các triệu chứng nhận biết ở trẻ bại não thể co cứng

Trẻ bị bại não thể co cứng cha mẹ có thể nhận biết dễ dàng bằng các triệu chứng:

  • Tăng trương lực cơ các chi tổn thương.
  • Có dấu hiệu tổn thương hệ tháp.
  • Giảm khả năng vận động từng khớp riêng biệt.
  • Có phản xạ nguyên thủy.
  • Rối loạn điều hòa cảm giác.
  • Tăng phản xạ gân xương ở chi tổn thương.
  • Có dấu hiệu rối loạn dinh dưỡng cơ.
  • Có thể bị liệt thần kinh sọ não.

Trẻ bại não thể co cứng có thể chỉ có 1 số hoặc toàn bộ các triệu chứng trên, nhưng dù phát hiện bất thường nào, cha mẹ cũng cần đưa trẻ tới bệnh viện chuyên để khám, kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị đúng cách.

3. Chẩn đoán và điều trị bại não thể co cứng

3.1 Chẩn đoán bại não thể co cứng

Khi bệnh nhân bị nghi mắc Bại não thể co cứng, các bác sĩ sẽ xác định bệnh và tình trạng tổn thương bằng phương pháp chụp hình cắt lớp, siêu âm não cùng các thử nghiệm tâm lý để đánh giá khả năng phát triển trí tuệ của bệnh nhân.

3.2 Điều trị bại não thể co cứng

Với trẻ bị Bại não thể co cứng nặng thì cần phải sử dụng thuốc dãn cơ, kết hợp với tập luyện phục hồi chức năng.

Với trẻ bị Bại não thể co cứng trung bình và nhẹ thì chỉ cần can thiệp với các phương pháp luyện tập phục hồi chức năng.

Bởi vậy mà việc xác định chính xác tình trạng tổn thương của Bại não thể co cứng để điều trị là rất quan trọng.

vicare.vn-benh-bai-nao-co-cung-la-gi-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-body-3
Phục hồi chức năng điều trị bại não thể co cứng

Phục hồi chức năng là phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong điều trị bại não nói chung và Bại não thể co cứng nói riêng trên toàn thế giới. Song phương pháp này áp dụng với trẻ Bại não thể co cứng không hề đơn giản, cần áp dụng kết hợp với các phương pháp khác, với các bài tập được đưa ra bám sát với sự tiến triển và đáp ứng của trẻ thì mới đạt được hiệu quả.Các nguyên tắc cần đảm bảo trong phục hồi chức năng điều trị Bại não thể co cứng.

  • Giảm và tăng trương lực cơ chuyên biệt ở 1 số nhóm cơ.
  • Tuyệt đối không dùng phương pháp chung cho tất cả trẻ, cần xây dựng dựa trên các thể lâm sàng.
  • Phá vỡ và ức chế các phản xạ cơ nguyên thủy.
  • Tạo thuận các vận động chức năng, kích thích phát triển vận động thô từng bước: Lẫy, ngồi, bò, quỳ, đứng, đi.
  • Kích thích giao tiếp sớm, phát triển tư duy, ngôn ngữ.
  • Tăng cường khả năng độc lập với những sinh hoạt cá nhân hàng ngày như: Ăn uống, rửa mặt, tắm, đi vệ sinh, mặc quần áo...

Điều trị bại não thể co cứng bằng các biện pháp trị liệu

Vật lý trị liệu cần thực hiện chiếu đèn hồng ngoại để tăng cường tuần hoàn dinh dưỡng và dùng dòng Gavanic ngược với vị trí ảnh hưởng để điều trị.Thủy trị liệu sẽ sử dụng bể bơi, bồn nước xoáy Bubbard để phục hồi chức năng vận động cho trẻ.Vận động trị liệu sẽ giúp:

  • Phá vỡ các phản xạ bất thường.
  • Tăng khả năng lẫy lật, ngồi, quỳ bò, đứng đi.
  • Tăng khả năng kiểm soát đầu cổ.
  • Duy trì vận động tối đa với các khớp lớn.
  • Huấn luyện kỹ năng vận động bàn tay: cầm với đồ vật, nắm thả đồ vật, phối hợp hoạt động 2 tay.
  • Phá vỡ phản xạ bất thường.
  • Ngăn ngừa các biến dạng.

Ngôn ngữ trị liệu sẽ được thực hiện thường dùng là phương pháp AAC – sử dụng giao tiếp tăng cường và thay thế. Phương pháp này giúp trẻ kiểm soát tốt hơn các cơ lưỡi, hàm, từ đó tập phát âm và nói chuyện, giao tiếp được

vicare.vn-benh-bai-nao-co-cung-la-gi-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-body-4
Ngôn ngữ trị liệu phục hồi khả năng ngôn ngữ

Các hoạt động trị liệu được áp dụng để giúp trẻ chơi trò chơi, tham gia và thực hiện các hoạt động phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi.

Giáo dục kỹ năng cá nhân và xã hội

Việc giáo dục kỹ năng cá nhân và xã hội sẽ giúp trẻ có thể độc lập, tự chủ với cuộc sống, hòa nhập cùng gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, trẻ bại não thể co cứng cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, với đủ dinh dưỡng, ánh sáng, môi trường được giao tiếp, động viên từ các trẻ khác và người lớn.

Bên cạnh đó, nếu trẻ bại não thể co cứng có triệu chứng bệnh quá nặng, các cơ bị co rút thì bác sĩ sẽ cần thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ 1 số nhánh thần kinh ở lưng, giúp giảm triệu chứng và thực hiện phục hồi chức năng. Các loại thuốc giảm co cứng cơ, giảm triệu chứng bại não thể co cứng và cử động bất thường cũng được sử dụng kết hợp.

Bại não thể co cứng nếu được đánh giá đúng tình trạng và điều trị thích hợp thì khả năng phục hồi khá cao. Theo thống kê năm 2002, các bệnh viên nhi trong nước tiếp nhận khoảng 1300 trẻ bị bại não thì chỉ 208 trẻ được tập phục hồi chức năng cho hiệu quả tốt, song khi phương pháp phục hồi chức năng toàn diện được áp dụng thì tỉ lệ này tăng gấp 4 lần.

Như vậy, việc đánh giá và điều trị đúng cách bại não thể co cứng là rất quan trọng, cha mẹ nên sớm đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để khám và chữa bệnh

Xem thêm:

  • Bệnh bại não: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị
  • Những điều cần biết về bệnh bại não trẻ em
  • Những thông tin mới nhất về điều trị bại não bằng tế bào gốc