Bệnh bạch hầu lây qua đường nào?
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính lây theo đường hô hấp, do vi khuẩn Corynebacterium Diphtheriae gây ra. Phòng ngừa bệnh bạch hầu bằng cách nào?
Bệnh bạch hầu lây qua đường nào?
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính lây theo đường hô hấp, do vi khuẩn Corynebacterium Diphtheriae gây ra.
Bệnh bạch hầu gây tổn thương chủ yếu ở vùng hầu, họng, thanh quản, mũi, đôi khi ở da và các vùng niêm mạc khác, có thể gây tắc nghẽn đường thở và rối loạn nhịp tim.
Triệu chứng của bệnh bạch hầu
Triệu chứng bệnh bạch hầu chủ yếu là viêm họng, đặc điểm nhận dạng là có lớp màng giả màu trắng do các tế bào bị viêm bám vào trong vòm họng. Nếu không điều trị, màng này lan rộng lấp đầy đường hô hấp khiến bệnh nhân ngạt thở.
Không giống như các vi khuẩn thông thường khác, vi khuẩn bạch cầu gây viêm họng, nóng, sốt và nguy hiểm nhất là độc tố của vi khuẩn có thể theo máu tác động lên các cơ quan chính của cơ thể làm viêm tim, viêm thận. Thậm chí vi khuẩn tác dụng lên hệ thần kinh làm liệt tay, liệt chân, mắt lé, giọng nói của người bệnh có thể thay đổi do bị ngọng thanh quản.
Bệnh bạch hầu lây qua đường nào?
Bệnh bạch hầu lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu - người lành mang khuẩn. Những người này mang mầm bệnh trong họng hay trong mũi họng trung bình từ 3 - 4 tuần, có khi kéo dài hơn 1 năm.
Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.
Khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi, vi khuẩn phát tán ra xung quanh theo đường không khí và lây bệnh cho người lành. Ngoài ra tiếp xúc qua da khi bị trầy xước cũng dẫn đến lây lan vi khuẩn bạch hầu.
Phòng bệnh bạch hầu
Bất cứ ai khi tiếp xúc với mầm bệnh đều có thể bị bệnh bạch hầu. Người có khả năng miễn dịch thấp dễ bị bệnh hơn. Thông thường, trẻ từ 1 đến 10 tuổi bị nhiều nhất là do kháng thể từ người mẹ truyền sang không còn.
Có thể ngừa bệnh bằng vắc xin DPT hoặc DP. Để phòng bệnh thì trẻ nên được tiêm phòng 3 lần khi mới sinh ra, mỗi lần cách nhau 1 tháng, sau đó 1 năm sau thì chích nhắc lại và sau 5 năm thì chích nhắc lại một lần nữa.
Đối với bệnh bạch hầu thì sau khi phát hiện bệnh, để ngừa các triệu chứng độc tố của vi khuẩn thì người bệnh sẽ được chích ngừa kháng độc tố bạch hầu (Serum Anti Diphtheriae- SAD) để trung hòa độc tố của vi khuẩn, ngăn ngừa độc tố tác động lên tim, thận và các hệ thần kinh khác. Sau đó người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh dưới sự theo dõi của bác sĩ.
Xem thêm thông tin về y tế, sức khỏe tại đây.
>>> Xem thêm: Kháng độc tố bạch hầu có tác dụng gì?
{lang: 'vi'}