Bệnh Amyloidosis là gì?

Amyloidosis là một loại bệnh hiếm gặp, có thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác nhau của mỗi cơ thể người, đặc biệt có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh. Vậy bệnh Amyloidosis là gì, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Bệnh Amyloidosis là gì? Bệnh Amyloidosis là gì?

Amyloidosis là một loại bệnh hiếm gặp, có thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác nhau của mỗi cơ thể người, đặc biệt có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh. Vậy bệnh Amyloidosis là gì, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Amyloidosis là gì?

Amyloidosis (bệnh thoái hóa tinh bột) xảy ra khi một protein bất thường được gọi là amyloid tích tụ trong các mô hay các cơ quan của cơ thể. Amyloid thường được sản xuất trong tủy xương, có thể trú ngụ ở bất kỳ mô hoặc cơ quan nào, có thể là trong một cơ quan duy nhất hoặc phân tán khắp cơ thể.

Có 4 loại bệnh amyloidosis:

  • Amyloidosis nguyên phát: do tủy xương sản sinh các kháng thể bất thường, gây ảnh hưởng đến gan, thận, tim, da và thần kinh.

  • Amyloidosis thứ phát: gây ảnh hưởng thận và thường xảy ra cùng với các bệnh nhiễm trùng hoặc viêm mạn tính khác.

  • Amyloidosis di truyền: ảnh hưởng đến gan, thần kinh, tim và thận.

  • Amyloidosis do lọc máu: thường là vì protein bất thường có ở các khớp và gân, dẫn đến cứng và tràn dịch trong khớp.

vicare.vn-benh-amyloidosis-la-gi-body-1

Các triệu chứng cơ năng và thực thể của bệnh

Thông thường, bệnh Amyloidosis không có bất kỳ dấu hiệu nào cho đến giai đoạn muộn. Tùy vào từng bộ phận xuất hiện amyloid, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác nhau bao gồm:

  • Sưng phù mắt cá chân, cẳng chân

  • Cơ thể mệt mỏi nhiều, yếu ớt

  • Cảm thấy khó thở

  • Tê bì, mất cảm giác hoặc đau ở bàn tay, bàn chân, đặc biệt là đau ở cổ tay (hay gọi là hội chứng ống cổ tay)

  • Tiêu chảy, có thể có máu hoặc táo bón kèm theo

  • Ăn nhanh no, nhưng lại gầy và sút cân nhiều

  • Lưỡi to ra, phù nề

  • Da dày lên, dễ bị bầm tím, các đám thâm tím quanh mắt xuất hiện

  • Nhịp tim không bình thường

  • Cảm thấy khó nuốt

Biến chứng

Các biến chứng của amyloidosis có thể xảy ra phụ thuộc vào cơ quan mà amyloid lắng đọng tới. Bệnh có thể ảnh hưởng và tàn phá nghiêm trọng các cơ quan:

  • Thận: Amyloid sẽ phá hủy hệ thống lọc thận, khiến protein thoát từ máu ra nước tiểu. Điều này làm khả năng loại bỏ chất thải khỏi cơ thể của thận giảm dần dẫn tới suy thận.

  • Tim: Amyloid làm giảm khả năng đưa máu trở về tim khiến khả năng tống máu của tim giảm, gây khó thở, nhịp tim có thể bị rối loạn.

  • Hệ thần kinh: Đau, tê bì, ngứa các ngón tay hoặc tê, mất cảm giác hoặc bỏng rát ở ngón chân, lòng bàn chân... bệnh nhân có thể bị tiêu chảy và táo bón xen kẽ nhau, hoặc thấy chóng mặt, gần ngất nếu đứng dậy đột ngột là biểu hiện tụt huyết áp.

  • Não: gây ra chứng mất trí

  • Hệ thống tiêu hóa: gây ra tắc ruột, chảy máu đường ruột, hấp thụ dinh dưỡng kém

  • Máu: khiến công thức máu thấp, dễ bầm tím hoặc chảy máu

  • Tuyến tụy: gây ra bệnh tiểu đường

  • Hệ thống xương cơ khớp: Khiến người bệnh đau khớp hoặc xưng, suy nhược

  • Da: có thể bị cục u hoặc tím.
vicare.vn-benh-amyloidosis-la-gi-body-2

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh Amyloidosis?

  • Bệnh sử gia đình
  • Đã, đang chạy thận nhân tạo
  • Do tuổi tác lớn
  • Giới tính: đàn ông có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ
  • Các bệnh khác: Bệnh truyền nhiễm hoặc viêm mãn tính cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh amyloidosis.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào nêu trên, hay có bất kỳ câu hỏi nào, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất (do cơ địa mỗi người khác nhau).

Những phương pháp điều trị bệnh Amyloidosis

Hiện nay, y học chưa có phương pháp điều trị nào cho bệnh thoái hóa tinh bột Amyloidosis. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị sẽ khiến bạn kiểm soát các triệu chứng bệnh, ngăn chặn tổn thương thêm.

Một lựa chọn khác là ghép tế bào gốc máu ngoại vi. Bác sĩ sẽ trích xuất các tế bào gốc từ máu và lưu trữ lại khi bạn làm hóa trị để ngăn quá trình sản xuất amyloidosis. Sau đó, cấy trở lại những tế bào gốc vào cơ thể qua tĩnh mạch. Có thể dùng các thuốc khác để giảm đau, giải quyết tình trạng ứ nước, kiểm soát tình trạng huyết học, nhịp tim.

vicare.vn-benh-amyloidosis-la-gi-body-3

Phòng chống bệnh Amyloidosis

Trên thực tế, không có cách nào để ngăn chặn bệnh Amyloidosis. Tuy nhiên đối với Amyloidosis thứ cấp có thể được ngăn chặn bằng cách điều trị kịp thời các bệnh viêm nhiễm có thể kích hoạt Amyloidosis. Ví dụ như: nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp, bạn phải cố gắng điều trị để giữ tình trạng bệnh dưới sự kiểm soát với thuốc, điều này sẽ khiến nguy cơ phát triển Amyloidosis là nhỏ.

Hy vọng thông qua bài viết trên, các bạn có thể trang bị thêm cho mình những kiến thức cần biết về bệnh Amyloidosis. Chúc bạn và người thân luôn khỏe mạnh!