Bé yêu chậm lẫy - Mẹ nên làm gì?
Lẫy là một bước ngoặt vô cùng quan trọng đánh dấu và tạo tiền đề cho sự phát triển của các kĩ năng vận động trong những giai đoạn tiếp theo. Chính vì thế, khi thấy bé yêu chậm biết lẫy hoặc lẫy ít bố mẹ sẽ không tránh khỏi việc phải băn khoăn, suy nghĩ.
Bé yêu chậm lẫy - Mẹ nên làm gì?
Bố mẹ nên biết rằng, quy luật phát triển chung là các bé thường sẽ biết lẫy ở vào khoảng tháng thứ tư nên nếu bé có tiến triển chậm hơn thì bố mẹ cần xem xét và tìm hiểu nguyên nhân để sớm có những biện pháp khắc phục hiệu quả nhất với con mình. Việc bé biết lẫy không chỉ giúp cho bé tăng vận động tự lập mà còn có tác dụng hỗ trợ cho bé học ngồi, học bò và học đứng sau này
Những nguyên nhân chính khiến bé chậm lẫy mà bố mẹ nên biết.
Khi bé được 3 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu biết lẫy. Nhưng phải đến 5 - 6 tháng tuổi, bé mới có thể thực hiện khả năng này một cách thành thạo bởi đến thời điểm đó, các cơ ở cổ và cơ cánh tay của bé đã đủ chắc chắn giúp bé vận động dễ dàng và thành thạo.
Việc lẫy của bé phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng trước tiên chính là ở sự cứng cáp của bé. Những bé sinh non thường sẽ có xu hướng chậm bắt kịp sự phát triển so với những sẽ sinh đủ ngày
Ngoài ra, tính cách cũng ảnh hưởng đến việc bé biết lẫy sớm hay muộn. Theo nghiên cứu, những bé có tính cách hiền lành, trầm tính thường biết lẫy chậm hơn so với những bé năng động, hoạt bát hướng ngoại. Ngược lại, việc biết lẫy sớm hay muộn cũng sẽ phần nào ảnh hưởng đến tính cách của trẻ trong cuộc sống sau này.
Trọng lượng của cơ thể cũng chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tập lẫy của bé. Những bé bụ bẫm thường sẽ biết lẫy muộn hơn so với những bé nhỏ nhắn.
Những bé thường xuyên được bố mẹ đặt nằm ngửa sẽ biết lẫy chậm hơn. Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý đây không phải là lí do để bố mẹ đặt con nằm sấp khi ngủ để mong bé sẽ sớm biết lẫy. Khi bé được 3 tháng tuổi, mẹ có thể thỉnh thoảng đặt bé nằm sấp để theo dõi sự tiến bộ các cơ cổ hoặc dùng các đồ chơi để lên cao hơn so với tầm mắt khi bé cúi đầu để tập cho bé phản ứng ngẩng đầu.
Các phương pháp khắc phục việc lẫy chậm cho bé.
Khi bé được 3 tháng tuổi mà vẫn chưa có những dấu hiệu lật người đầu tiên, bố mẹ cũng không nên chủ quan. Bởi ở nhiều bé có những cú lật người ở những thời điểm mà bố mẹ không ngờ tới. Vì thế, không nên để bé nằm ở mép giường hay trên những bề mặt không an toàn tránh nguy cơ cú lật người đầu tiên có thể khiến bé bị tai nạn
Nếu bé đến tuổi tập lẫy mà vẫn chưa có biểu hiện gì, bố mẹ có thể khuyến khích để bé tập lẫy bằng cách nằm nghiêng người và kích thích bé bằng đồ chơi để bé có hứng thú hướng đến.
Mẹ có thể khuyến khích và hướng dẫn tập cho bé học lẫy. Nếu phát hiện bé tự nhiên lẫy, mẹ hãy động viên bé lặp lại động tác đó bằng cách lắc lư đồ chơi ở một bên, phát ra tiếng đông hoặc tiếng nhạc vui tai để thu hút sự chú ý của bé, khiến bé phải tò mò và lật người sang phía đồ chơi để khám phá.
Bên cạnh đó, khi bé học lẫy, mẹ cũng nên nằm nghiêng về một bên để quan sát bé lật người. Hãy liên tục vỗ tay, mỉm cười khen ngợi sự cố gắng của con. Dù chưa biết nói nhưng bé vẫn có thể hiểu những hành động đó của mẹ. Hãy cho bé thấy việc học lẫy là một hoạt động vui vẻ chứ không mang tính ép buộc.
Nếu khi được 6 tháng tuổi, bé vẫn không biết lẫy và tỏ ra không thích thú với mọi thứ xung quanh, khi đó mẹ cần cho bé đi hám. Mặc dù kĩ năng ở mỗi bé là khác nhau ( một số bé có thể lẫy sớm hoặc muộn, thậm chí trốn lẫy) nhưng nếu bé không đạt được những kĩ năng khác như ngồi, hoặc không có hứng thú chuyển động..thì mẹ cần đưa con đi khám