Bé uống kháng sinh có chích ngừa được không?

Việc tiêm phòng cho con là điều quan trọng, tuy nhiên cha mẹ lưu ý rằng không phải trường hợp nào trẻ cũng được tiêm phòng theo đúng lịch quy định. Vậy trẻ em đang uống kháng sinh có chích ngừa được không hay những trường hợp nào trẻ không nên chích ngừa, các bạn tham khảo bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc này nhé.

Bé uống kháng sinh có chích ngừa được không? Bé uống kháng sinh có chích ngừa được không?

Đưa trẻ đi tiêm phòng vắc-xin là một việc rất cần thiết và quan trọng mà các bậc cha mẹ nên làm, đây là cách phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ không mắc bệnh và tránh xảy ra các vụ dịch lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng. Việc tiêm phòng cho con là điều quan trọng, tuy nhiên cha mẹ lưu ý rằng không phải trường hợp nào trẻ cũng được tiêm phòng theo đúng lịch quy định. Vậy trẻ em đang uống kháng sinh có chích ngừa được không hay những trường hợp nào trẻ không nên chích ngừa, các bạn tham khảo bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc này nhé.

Bé uống kháng sinh có chích ngừa được không?

Rất nhiều bậc cha mẹ quan niệm rằng khi trẻ đang uống thuốc kháng sinh thì không thể chích ngừa. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Kháng sinh không ảnh hưởng tới bất kỳ vắc xin nào, chỉ có 1, 2 ngoại lệ hiếm hoi sẽ được bác sĩ tư vấn kỹ khi khám cụ thể cho trẻ nhỏ.

Ngoài ra, trong những trường hợp như trẻ đang bị bệnh, trẻ mới khỏi bệnh, trẻ sinh non hoặc nhẹ ký,... nhiều cha mẹ cũng lo ngại sợ điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của con nên không cho con đi tiêm phòng đúng lịch. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn không đúng, trong những trường hợp này cha mẹ vẫn có thể tiêm ngừa cho con. Để yên tâm hơn, các mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về những trường hợp này.

vicare.vn-be-uong-khang-sinh-co-chich-ngua-duoc-khong-body-1

Trường hợp nào trẻ không được tiêm phòng?

Tiêm phòng cho trẻ là một việc làm hết sức cần thiết của các bậc cha mẹ nhằm bảo vệ sức khỏe của con tránh khỏi nhiều đại dịch bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Mặc dù việc tiêm phòng đôi khi có thể gây ra những phản ứng không mong muốn nhưng vẫn cần được khuyến khích, vì tác dụng quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia cũng có một trường hợp không nên tiêm phòng: đó là những trẻ đang ở trong tình trạng mà việc tiêm phòng có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm. Những trường hợp này được coi là “chống chỉ định” của việc tiêm phòng.

Vậy những trường hợp nào trẻ không được tiêm phòng? Sau đây là những trường hợp không được cho trẻ tiêm phòng, cha mẹ cần lưu ý:

Trẻ sốt cao

Khi đang trong tình trạng sốt, cảm cúm, đặc biệt là khi trẻ bị nhiễm trùng cấp tính thì cần hoãn tiêm phòng để ổn định sức khỏe của trẻ, cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏe mạnh rồi mới đưa trẻ đi tiêm phòng.

Lưu ý: Trường hợp trẻ từng bị sốc phản vệ với vắc xin hay kháng sinh cụ thể nào đó thì tuyệt đối sau này không được tiêm loại này nữa. Nhưng nếu sốc phản bệ với loại vắc xin này thì vẫn có thể tiêm vắc xin phòng bệnh khác.

vicare.vn-be-uong-khang-sinh-co-chich-ngua-duoc-khong-body-2

Trẻ dị ứng với trứng

Vì một số vắc xin được sản xuất từ tế bào phôi trứng gà (vắc xin sởi, một số loại vắc xin dại, vắc xin quai bị) hoặc từ chính phôi trứng gà (vắc xin cúm), nên cha mẹ lưu ý những trường hợp trẻ bị dị ứng trứng thì chống chỉ định với các loại vắc xin này.

Với vắc xin sởi hiện chưa có các loại sản xuất trên các tế bào khác do vậy không có loại vắc xin để thay thế khi tiêm cho các đối tượng bị dị ứng với trứng. Việc dị ứng trứng của con có thể giảm dần theo tuổi, vì vậy mẹ có thể đợi khi nào bé hết dị ứng để tiêm phòng loại vắc xin này.

Phản ứng nghiêm trọng với một loại vắc-xin trước

Phản ứng dị ứng gần như không bao giờ xảy ra, nhưng khi xảy ra có thể bao gồm các triệu chứng như phát ban, khó thở, giảm huyết áp, và phản ứng nghiêm trọng hơn là sốt cao, đau đầu và có sự nhầm lẫn. Khi trẻ có dấu hiệu phản ứng nghiêm trọng với một loại vắc-xin trước đó hoặc một phần của vắc-xin, thì cha mẹ nên tránh tiêm phòng cho trẻ.

Cha mẹ lưu ý nên phân biệt phản ứng dị ứng và tác dụng phụ phổ biến khi tiêm phòng như nổi đỏ ngay tại địa điểm tiêm hoặc sốt nhẹ, trường hợp này dễ bị nhầm lẫn là các phản ứng dị ứng. Vì vậy mẹ nên kiểm tra kĩ tài liệu của con để tìm hiểu nếu có các triệu chứng xảy ra với con thì cần thận trọng với các mũi chích ngừa trong tương lai.

Trẻ bị suy giảm miễn dịch hay hóa trị

Mặc dù vắc-xin bất hoạt an toàn và cần thiết để bảo vệ trẻ nhưng các mũi chích ngừa có thể không được bảo vệ khi hệ thống miễn dịch của trẻ bị suy giảm. Đặc biệt, trẻ em với một hệ thống miễn dịch bị suy yếu do hóa trị liệu, hoặc đang được điều trị ức chế miễn dịch đối với các bệnh tự miễn dịch như bệnh viêm ruột hay viêm khớp dạng thấp vị thành niên, cũng nên tránh tiêm chủng, cha mẹ lưu ý điều này.

vicare.vn-be-uong-khang-sinh-co-chich-ngua-duoc-khong-body-3

Trẻ mắc bệnh hen suyễn hoặc phổi

Trẻ em bị bệnh hen suyễn và các bệnh về phổi cần cẩn thận trong lần tiêm ngừa cúm đầu tiên mỗi năm, bởi vì bệnh cúm có thể gây khó khăn lớn cho những trẻ khó thở. Mẹ nên tránh cho bé tiêm các phiên bản mũi vắc- xin cúm, vì chúng chứa các virus sống và suy yếu, có thể gây ra ngọn lửa cho bệnh hen suyễn.

Lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ

Trước khi tiêm

– Không cho trẻ ăn, bú quá no, tuy nhiên cũng không để trẻ đói để tránh tình trạng trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm;

– Vệ sinh thân thể sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng.

– Khi tiêm phòng, cần cho trẻ mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác trong quá trình khám, không mặc quần áo quá bó chặt, ủ ấm quá nhiều;

– Chuẩn bị đủ hồ sơ sức khỏe của bé, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó;

– Trước khi tiêm nên trao đổi với bác sĩ những biểu hiện sức khỏe của trẻ, có bị suy dinh dưỡng, có mắc bệnh cấp tính (như sốt, viêm phổi, viêm phế quản...), tiền sử bệnh tật, dị ứng với thuốc, hóa chất, thức ăn... để giảm đi những phản ứng bất lợi cho trẻ’;

– Mũi tiêm trước cùng loại đấy bé có bị dị ứng, mẩn đỏ, sốt không. Nếu có thì trao đổi với bác sĩ để chuyển vắcxin khác cũng có tác dụng tương tự.

vicare.vn-be-uong-khang-sinh-co-chich-ngua-duoc-khong-body-4

Sau khi tiêm

– Ngồi lại theo dõi 15-30 phút, xem có dị ứng với thuốc không.

– Theo dõi khi trẻ về nhà: Theo dõi xem trẻ có sốt không, biểu hiện bên ngoài da, cử chỉ, quấy khóc, bú mẹ có bình thường không, đi ngoài thế nào. Đặc biệt là với những trẻ tiêm lần đầu khi ở 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên và tiêm vắc-xin 5 trong 1.

– Cha mẹ nên chườm mát nơi tiêm (không chườm nóng), cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng.

– Trẻ sốt nhẹ sốt 37-38 độ C thì có thể dùng các biện pháp làm mát, hạ nhiệt, thuốc hạ sốt đặt hậu môn. Nếu sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ sốt, tác dụng nhanh hơn.

– Phản ứng sau tiêm có nhiều loại: thường gặp, ít gặp, hiếm gặp và rất hiếm gặp. Đa phần các phản ứng sau tiêm đều xảy ra với các loại văc-xin khác nhau. Phản ứng tại chỗ tiêm có thể là sưng, đau, khó chịu, mệt mỏi, có thể sốt nhẹ, phản ứng gần như xảy ra ở các loại văc-xin, phản ứng thông thường.

– Nếu trẻ có biểu hiện bất thường sau tiêm, cha mẹ có thể liên hệ với nhân viên tư vấn hoặc cán bộ y tế xã để được tư vấn.

– Sau tiêm, trẻ có thể sốt nhưng nếu bình thường thì chỉ sốt một ngày, nhiều lắm là 2 ngày. Nếu trẻ sốt cao hơn 2 ngày thì cha mẹ nên thận trọng, có thể đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

– Một số biểu hiện nặng sau tiêm chủng: sốt cao trên 39 độ C, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm... Khi đó, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện.

Xem thêm:

  • Phương pháp chích ngừa cảm cúm hàng năm cho trẻ nhỏ mẹ cần biết
  • Điều cần biết về chích ngừa ung thư cổ tử cung