Bé tập ngồi bị ngã - Phải làm sao khắc phục?

Tình trạng các bé mới tập ngồi nhưng thường xuyên bị ngã về sau, ngồi không vững vàng là vấn đề mà dường như các bậc phụ huynh nào cũng đang phải đối mặt. Có những trường hợp do bố mẹ thiếu cẩn trọng, nên nhiều bé đã gặp phải những tai nạn đáng tiếc và thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy làm sao để bé tập ngồi một cách vững vàng mà không sợ bị ngã?

Bé tập ngồi bị ngã - Phải làm sao khắc phục? Bé tập ngồi bị ngã - Phải làm sao khắc phục?

Hãy cùng HoiBenh tham khảo ngay các bí quyết sau đây.

Cho bé tập ngồi đúng thời điểm

Hầu hết các bậc phụ huynh khi chăm sóc con cái đều có tâm lý nôn nóng, họ luôn muốn con mình nhanh biết ngồi, biết đứng, biết đi... Chính vì điều này mà ép buộc bé làm những điều vượt ngoài khả năng, và trường hợp bé tập ngồi hay bị ngã cũng có thể bắt đầu bởi nguyên nhân này.

Vì khi bé chưa thật sự cứng cáp, hệ xương phát triển còn non kém nên sẽ không thể tập ngồi một cách vững chãi như những bé đủ tháng. Thông thường các chị em hay căn cứ vào các dấu mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ để tập cho bé ngồi, đứng hay đi. Tuy nhiên chúng ta nên hiểu rằng mỗi bé đều có thể chất không giống nhau, có những trẻ chỉ hơn 4 tháng đã có thể tập ngồi. Nhưng lại có những trẻ đến 6 tháng, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu muốn ngồi. Với những trường hợp này, mẹ cần quan sát tỉ mỉ các dấu hiệu và xem con yêu đã thực sự có khả năng chịu được trọng lượng của cơ thể hay chưa.

vicare.vn-be-tap-ngoi-bi-nga-phai-lam-sao-khac-phuc

Trước khi để bé tập ngồi, bạn hãy chắc rằng con đã đủ cứng cáp

Rèn luyện kỹ năng ngồi cho con

Nếu bạn muốn cho trẻ ngồi được một cách vững vàng, không bị ngã hãy thử cho bé tập ngồi bắt đầu từ tư thế bò. Đây là một trong những kỹ năng giúp bé có thể nhanh biết ngồi, mà không sợ ngã hay nghiêng người.

Hãy để bé ở tư thế bò, sau đó bạn đến hỗ trợ bé bằng cách giữ nguyên hai tay của bé chống bên dưới. Một tay bạn đỡ lấy phần bụng cho trẻ, đồng thời tay kia giúp bé hạ mông và rút chân về tư thế ngồi. Mỗi ngày bố hoặc mẹ chỉ cần hướng dẫn và lặp lại các động tác này vài lần, thì chắc chắn đến khi bé ngồi được con sẽ làm theo tư thế này mà không phải lo lắng trường hợp bé bị ngã về sau hay sang hai bên.

Khi bắt đầu dạy cho bé ngồi, bạn cần chú ý nên giữ bé ở tư thế vừa đủ chặt mà không khiến con bị đau hay khó chịu. Cố gắng để trẻ không bị ngã chúi về trước, mà để bé ngồi một cách tự nhiên và thật thăng bằng. Ban đầu, có thể sẽ rất khó khăn nhưng bạn cần kiên trì tập luyện cho con để giúp bé nhanh chóng ngồi được mà không sợ ngã.

Cho bé tập ngồi dựa vào bố hoặc mẹ

Việc giúp bé ngồi vững, nhất thiết phải để con làm quen trước với tư thế này trước khi biết ngồi thực sự. Chắc hẳn bạn sẽ không ngại, nếu như một trong bố hoặc mẹ sẽ sẵn sàng làm chiếc ghế để giúp con tựa vào. Đây cũng là một cách tuyệt vời để bé có cảm giác an toàn và không sợ bị ngã khi ngồi.

Bạn có thể ngồi xuống và cho bé tập ngồi bằng cách đặt trẻ vào giữa hai chân, sao cho lưng của con có thể dựa vào người bạn một cách thoải mái. Hoặc một tư thế khác nữa là đặt bé nằm trên bụng sau đó bạn co chân lại, đồng thời hai tay nâng đỡ cơ thể bé để con ngồi một cách tự nhiên. Với phương pháp này, không chỉ bé mà ngay cả mẹ cũng sẽ rất yên tâm; vì nếu bé có gặp khó khăn, cảm thấychao đảo thì đã có mẹ luôn ở bên và là chỗ dựa vững chắc nhất.

Tuy nhiên, khi thực hiện tư thế tập ngồi này cho trẻ bạn nên chắc chắn rằng con đã đủ cứng cáp để có thể ngồi. Không nên tập cho bé ngồi quá sớm, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển các cơ xương. Mỗi ngày chỉ nên cho bé ngồi chơi khoảng từ 5-7 phút.

vicare.vn-be-tap-ngoi-bi-nga-phai-lam-sao-khac-phuc

Mẹ chính là chiếc ghế tựa an toàn cho bé tập ngồi

Cho bé tập ngồi một mình và quan sát

Khi bé yêu nhà bạn trông có vẻ cứng cáp hơn, cũng như đã có biểu hiện muốn ngồi thì có rất nhiều cách để bé tập ngồi một cách vững vàng và an toàn. Đầu tiên cần chuẩn bị khong gian rộng rãi, có thể lót một tấm nệm mỏng nhưng lưu ý không sử dụng loại nệm có độ đàn hồi cao. Vì như vậy bé sẽ dễ bị chao đảo hơn.

Sau đó đặt bé ngồi xuống và dùng gối hoặc gấu bông để dằn xung quanh chỗ trẻ ngồi. Có thể lúc này, bé sẽ tự ngã nhưng mẹ hãy yên tâm vì đã có nệm và các đồ vật làm nhiệm vụ "bảo vệ" con nên trẻ sẽ không bị thương hay bị đau. Mà theo phản xạ, bé sẽ dùng tay đỡ để ngồi vững. Bạn chỉ nên đến bên trẻ chỉ khi nào bé khóc, hoặc gặp những tình huống khó khăn không thể tự ngồi dậy thì mới cần sự giúp đỡ của bố mẹ. Hoặc các bậc phụ huynh có thể sắm cho bé những sản phẩm hỗ trợ, giúp bé ngồi thẳng tự nhiên và an toàn.

Tuyệt đối không nên ỷ lại và để bé ngồi một mình trên giường, ở những nơi cao hơn so với sàn nhà như ghế salon... Vì bạn nên nhớ rằng khi bé đã bắt đầu tập ngồi thì đồng nghĩa với việc con đã biết bò khá linh hoạt. Nên trẻ có thể tự ý bò đi, mà không lường trước được các tai nạn đến với mình. Bởi con còn quá để nhận thức được mọi việc.