Bé sinh non chậm tiêu phải làm sao?
Trẻ sinh dưới 37 tuần tuổi thường được nhận định là sinh non. Sinh non thường được chia ra làm 3 mức độ với trẻ sinh cực non (sinh từ 22 đến 27 tuần tuổi), sinh rất non (sinh từ 28 đến 31 tuần tuổi) và sinh non (sinh từ 32 đến 36 tuần tuổi).
Bé sinh non chậm tiêu phải làm sao?
Nguyên nhân và nguy cơ
Những nguyên nhân chính gây ra sinh non thường gặp là do nhau bong non, mẹ bầu mang đa thai như sinh đôi hoặc sinh ba, mẹ bị nhiễm trùng dẫn tới co thắt tử cung, mẹ bầu bị tiền sản giật hoặc có vấn đề bất thường ở tử cung hoặc cổ tử cung.
Trẻ sinh non thường có thể chất và hệ miễn dịch yếu hơn so với các trẻ sinh đủ tháng khác, ngoài ra trẻ sinh non còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ như: Suy hô hấp, rối loạn chức năng điều hòa thân nhiệt do trung tâm điều hòa thân nhiệt ở trẻ sinh non yếu gây giảm vận động sinh nhiệt hoặc dễ mất nhiệt, hạ đường huyết, hạ calci máu, bị vàng da và nguy cơ vàng da, chậm ăn qua đường tiêu hóa, viêm ruột hoại tử và có nguy cơ nhễm trùng cao. Trong đó các vấn đề về rối loạn tiêu hóa thường được đặt lên hàng đầu.Rối loạn tiêu hóa gây chậm tiêu ở trẻ sinh non
Thông thường do được sinh thiếu tháng, trẻ sinh non có ruột chưa được phát triển hoàn thiện nên dễ gặp các bệnh liên quan tới rối loạn đường tiêu hóa như nôn ói, trướng bụng, tiêu phân lỏng, lười bú, chậm tăng cân hoặc châm đi tiêu. Bé còn có nguy cơ bị viêm, hoại tử ruột hoặc thủng ruột nếu không được điều trị đúng cách.
Trong trường hợp trẻ vài ngày mới đi ngoại một lần và phân không bị khô, cứng thì có thể trẻ đang mắc chứng chậm đi ngoài. Triệu chứng này thường có nhiều nguyên nhân như:
Trong trường hợp trẻ bé mẹ hoàn toàn thì do sữa mẹ rất dễ tiêu hóa nên không để lại nhiều bã như sữa bột, do vậy phải mất vài ngày phân mới tích tụ đủ để làm căng đoạn cuối ruột già gây phản xạ đại tiện.
- Nguyên nhân cũng có thể do trẻ bú không đủ sữa. Mẹ trẻ cần lưu ý nếu bé đi ngoài ít lại ngủ nhiều thì đó chính là dấu hiệu trẻ bị thiếu hụt năng lượng và có nguy cơ hạ đường huyết. Lúc này mẹ trẻ cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cũng như uống nhiều nước, ngủ đủ giấc và giảm thiểu các căng thẳng thần kinh để có thể tạo sữa nhiều dinh dưỡng cho trẻ bú.
Thông thường để khắc phục hiện tượng đi tiêu chậm ở trẻ, mẹ trẻ chỉ cần cho trẻ bú no và massage bụng quanh rốn cho bé mỗi ngày, hoặc có thể cầm chân trẻ theo tư thế đạp xe đạp để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa bên trong trẻ.
Ngoài ra, trẻ đi tiêu chậm còn có thể bị những tổn thương thực thể như mắc phải các bệnh lý như suy giáp trạng bẩm sinh, phình đại tràng bẩm sinh hoặc hẹp hậu môn...Trong trường hợp trẻ đi tiêu chậm quá lâu, bố mẹ cần theo dõi sát sao và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán bệnh lý và đưa ra hướng điều trị, xử lý kịp thời.
Trên đây là một số thông tin về chứng đi tiêu chậm ở trẻ sinh non bao gồm nguyên nhân và cách điều trị tại gia cho các bậc phụ huynh được HoiBenh tổng hợp, hy vọng rằng những thông tin này có thể giúp bố mẹ trẻ hiểu rõ hơn về các vấn đề bệnh lý hoặc triệu chứng thường thấy ở trẻ sinh non, thông qua đó có thể theo dõi, chăm sóc trẻ tốt hơn để mang lại sức khỏe và sự phát triển hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch toàn diện ở trẻ.