Bé hẹp bao quy đầu, khi nào cần can thiệp?

Hẹp bao quy đầu khiến chất tiết và nước tiểu bị lắng cặn, lâu ngày gây ra tình trạng viêm nhiễm quy đầu. Từ đó có thể gây viêm ngược dòng, ảnh hưởng đến bàng quang, thận, suy thận, thậm chí vô sinh và tăng nguy cơ ung thư dương vật nếu không được can thiệp sớm. Vậy hẹp bao quy đầu như thế nào thì cần can thiệp? Lộ ra gần hết nhưng vẫn bị hẹp bao quy đầu Bác sĩ Nguyễn Thế Lư...

Bé hẹp bao quy đầu, khi nào cần can thiệp? Bé hẹp bao quy đầu, khi nào cần can thiệp?

Hẹp bao quy đầu khiến chất tiết và nước tiểu bị lắng cặn, lâu ngày gây ra tình trạng viêm nhiễm quy đầu. Từ đó có thể gây viêm ngược dòng, ảnh hưởng đến bàng quang, thận, suy thận, thậm chí vô sinh và tăng nguy cơ ung thư dương vật nếu không được can thiệp sớm. Vậy hẹp bao quy đầu như thế nào thì cần can thiệp?

Lộ ra gần hết nhưng vẫn bị hẹp bao quy đầu

Bác sĩ Nguyễn Thế Lương cho biết, hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu không thể lột được hoàn toàn khỏi phần quy đầu. Hẹp bao quy đầu được chia làm nhiều mức độ. Các mức độ hẹp từ nặng tới nhẹ được chia từ type 1 tới 4.

Với type 1, bao quy đầu trẻ không thể lột được chút nào, che kín cả lỗ tiểu; Type 2 bao quy đầu có thể tuột lên một chút, và chỉ để lộ mỗi lỗ tiểu; Type 3 bao quy đầu có thể tuột lên và để lộ nửa quy đầu; Type 4 bao quy đầu tuột lên và để lộ đến phần trên vành quy đầu, vị trí bám dính bao quy đầu; Type 5 bao quy đầu không bị hẹp, tuột lên dễ dàng để lộ hoàn toàn quy đầu.

Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.

Ở Hà Nội, qua chương trình khám sàng lọc tại quận Hoàn Kiếm được thực hiện bởi bác sĩ Nguyễn Thế Lương, giám đốc nam khoa Andos mới đây cho thấy tỷ lệ các cháu từ 3-5 tuổi bị hẹp bao quy đầu cần can thiệp chuyên sâu là 45%, trong 2675 thì có tới 1187 cháu. Tức là cứ 2 cháu thì có 1 cháu cần can thiệp chuyên sâu.

Theo bác sĩ Lương, bản thân ông cũng rất ngạc nhiên khi biết nhiều trường hợp bố mẹ là các bác sĩ tại các viện lớn ở Hà Nội hay bệnh viện trung ương nhưng khi đưa con tới khám vẫn bị hẹp bao quy đầu và có những mảng bựa trắng kết lại thành hòn, bốc mùi khăm khẳm bên trong quy đầu của các bé.

Ở Nhật Bản, theo thống kê của giáo sư Kayabe, tới 2 tuổi tỷ lệ trẻ hẹp bao quy đầu (type 1,2,3) là khoảng 80%, tới 3 tuổi, tỷ lệ trẻ bị hẹp bao quy đầu khoảng 50% và đặc biệt tới 4 tuổi, tỷ lệ trẻ bị hẹp bao quy đầu còn 41%.

>>> Xem thêm: Hẹp bao quy đầu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị?

Khi nào cần xử lý?

Nhiều bà mẹ khi thấy con đái phồng, đái dắt vì hẹp bao quy đầu nhưng băn khoăn không cho con đi khám vì tâm lý lớn lên bé sẽ tự khỏi. Một số phụ huynh thấy quy đầu chỉ dính một phần, tự lột ở nhà nhưng do tình trạng dính nên không lột được, bé kêu khóc do bị đau nên không tiếp tục và cũng không đưa con đi khám. Nhiều trường hợp, hẹp bao quy đầu chỉ biểu hiện bằng việc không lột được bao quy đầu của con xuống.

Trong khi đó tình trạng hẹp bao quy đầu kéo dài khiến nước tiểu bị lắng đọng cùng các chất tiết hình thành cặn trắng, đen gây viêm. Hẹp bao quy đầu và viêm sẽ dẫn tới tạo vòng xơ, bao xơ trên bao quy đầu và tới tuổi trường thành sẽ rất khó quan hệ tình dục do bao quy đầu bó chặt lấy phần quy đầu gây đau đớn khi cương cứng.

Hẹp bao quy đầu cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm ngược dòng, do bao quy đầu bị hẹp nên vi khuẩn dễ phát triển và có thể theo đường tiểu xâm nhập vào các cơ quan sâu hơn như niệu đạo, bàng quang, thậm chí viêm thận và suy thận.

Trong trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan sâu hơn như ống dẫn tinh, mào tinh... ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất tinh trùng và có thể gây ra vô sinh.

BS Nguyễn Thế Lương khuyến cáo, trẻ từ 3 tuổi trở lên, bao quy đầu lột được ở mức độ 4, 5 sẽ giảm nguy cơ viêm nhiễm bao quy đầu. BS Nguyễn Thế Lương khuyến cáo, trẻ từ 3 tuổi trở lên, bao quy đầu lột được ở mức độ 4, 5 sẽ giảm nguy cơ viêm nhiễm bao quy đầu.

Hơn nữa, không phải hẹp bao quy đầu ở mức độ nào cũng có thể tự lột theo sinh lý. Mà với type 1, 2, 3 của bao quy đầu thì không có nhiều khả năng “không bị viêm cho tới khi tự khỏi” nhất là với khí hậu nóng ẩm và ô nhiễm như ở Việt Nam. Còn ở mức độ 4 thì đa phần trẻ sẽ tự khỏi khi lớn lên mà không cần can thiệp. Tuy nhiên, trẻ cần được vệ sinh bằng cách lột bao quy đầu mỗi ngày khi tắm rửa.

“Lý tưởng nhất, các cháu từ 3 tuổi trở lên bao quy đầu lột được ở mức độ type 4,5 thì sẽ rất ít bị nguy cơ viêm nhiễm bao quy đầu. Trường hợp còn lại nên tiến hành xử lý sớm để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ viêm nhiễm bao quy đầu cho trẻ. Vì thế, trẻ cần được đưa đi khám để bác sĩ quyết định có can thiệp hay không”, BS Lương cho biết.

Phòng khám Nam khoa Andos được thành lập bởi bác sĩ Nguyễn Thế Lương, đã có trên 15 năm kinh nghiệm nghiên cứu và điều trị các bệnh về nam khoa. Bác sĩ Nguyễn Thế Lương đã hoàn tất các chứng chỉ nam khoa của các đại học đào tạo về nam khoa hàng đầu trên thế giới như:

• Chứng chỉ Chăm Sóc Sức Khỏe Nam Giới của trường Y khoa Harvard, Hoa Kỳ.

• Chứng chỉ Tình Dục Học và Nội Tiết Sinh Dục Nam tại Đại học San Francisco, Hoa Kỳ.

• Chứng chỉ Sức Khỏe Sinh Sản và Sức Khỏe Tình Dục của Hội Tình Dục Học thế giới (ISSM).

Nam khoa Andos phục vụ khách hàng ở mọi lứa tuổi: trẻ em, thanh niên, trung niên và lão niên.

GPHĐ số: 2911/SYT - GPHĐ do SYT Hà Nội cấp

>>> Xem thêm: Chữa hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Theo: dantri