Bé gái bị quai bị có nguy hiểm như bé trai không?

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây sưng đau ở tuyến nước bọt ( hay còn gọi là tuyến mang tai) do vi rút paramyxovirus gây ra. Bệnh gặp ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên, là độ tuổi bắt đầu học mẫu giáo, trong đó thường gặp nhất là lứa tuổi 5 – 9 và thanh niên. Tỷ lệ bệnh thường gặp ở trẻ nam nhiều hơn so với nữ. Triệu chứng bệnh ở nam và nữ là tương đối giống nhau tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh thường thắc mắc bé gái bị quai bị có nguy hiểm hơn bé trai không? Triệu chứng quai bị ở trẻ em là gì?

Bé gái bị quai bị có nguy hiểm như bé trai không? Bé gái bị quai bị có nguy hiểm như bé trai không?

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây sưng đau ở tuyến nước bọt (hay còn gọi là tuyến mang tai) do vi rút paramyxovirus gây ra. Bệnh gặp ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên, là độ tuổi bắt đầu học mẫu giáo, trong đó thường gặp nhất là lứa tuổi 5 – 9 và thanh niên. Tỷ lệ bệnh thường gặp ở trẻ nam nhiều hơn so với nữ. Triệu chứng bệnh ở nam và nữ là tương đối giống nhau tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh thường thắc mắc bé gái bị quai bị có nguy hiểm hơn bé trai không? Triệu chứng quai bị ở trẻ em là gì?

Trẻ bị nhiễm virus quai bị như thế nào

Các dịch lỏng từ miệng, mũi và cổ họng của người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện chính là nguồn gây lây lan virus. Virus có thể bám và tồn tại trên các bề mặt như tay nắm cửa, dụng cụ ăn uống và cốc uống nước, gây bệnh cho người bệnh khi chạm hoặc sử dụng các vật dụng này. Đặc biệt trẻ em có nguy cơ mắc quai bị cao hơn khi tiếp xúc với người mắc bệnh quai bị mà chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa.

Triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em

Triệu chứng quai bị ở trẻ em thường xuất hiện trong khoảng 2-3 tuần sau khi tiếp xúc với virus, triệu chứng quan trọng nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai

Trẻ thường có cảm giác đau quanh ống tai ngoài rồi lan ra xung quanh. Tuyến mang tay dần sưng to sau 1- 2, lan ra vùng trước tai rồi xuống dưới hàm và làm mất rãnh dưới hàm. Có trường hợp trẻ sưng cả 2 bên tuyến mang tai cách nhau vài giờ đến vài ngày, gây đau khi nhai hoặc nuốt.

Viêm màng não: triệu chứng thường gặp khoảng 1 – 10%; nhất là ở trẻ nhỏ, có thể xảy ra đơn độc hoặc sau khi viêm tuyến mang tai 3 – 10 ngày, bệnh nhi kèm theo sốt cao, đau nhức đầu, nôn, co giật, cứng cổ, rối loạn ý thức.

vicare.vn-be-gai-bi-quai-bi-co-nguy-hiem-nhu-be-trai-khong1

Một số trẻ sẽ không có dấu hiệu hoặc các dấu hiệu rất nhẹ, ngoài ra còn các dấu hiệu quai bị ở trẻ phổ biến khác như:

  • Khó nói chuyện và khó nhai
  • Sốt
  • Đau đầu, đau cổ
  • Mệt mỏi
  • Viêm tuyến sinh dục
  • Chán ăn

Trẻ có thể lên cơn sốt cao đến 39°C, cơn sốt thường sẽ kết thúc trong khoảng 1 - 6 ngày, nhưng tuyến nước bọt sưng có thể kéo dài hơn 10 ngày, trẻ bị sưng tuyến nước bọt có nguy cơ truyền cho người khác qua tiếp xúc thông thường.

Bé gái bị quai bị có nguy hiểm như bé trai không?

Bệnh quai bị nói chung ít có biến chứng, thường tự khỏi và trẻ không bị mắc lại do gây đáp ứng miễn dịch vĩnh viễn. Biến chứng hay gặp nhất là viêm não màng não.

  • Virus quai bị có thể tấn công hệ thống thần kinh trung ương, làm tăng nguy cơ viêm màng não, viêm não hoặc dị tật tiểu não (trẻ sẽ có các vấn đề về phối hợp vận động). Các biến chứng hệ thần kinh thường gặp ở người lớn nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ em, cả bé gái lẫn bé trai
  • Trẻ có thể bị điếc nếu mắc bệnh khi còn nhỏ, tỷ lệ trẻ gặp phải là 1/200.000 trẻ bị nhiễm bệnh.
  • Một số biến chứng làm các bậc phụ huynh lo lắng liên quan đến cơ quan sinh dục của trẻ. Quai bị ở trẻ nam hay nữ đều có thể biểu hiện viêm tuyến sinh dục. 20% trẻ nam độ tuổi dậy thì có biểu hiện viêm tinh hoàn khoảng 20% và 5% trong số đó có nguy cơ bị teo tinh hoàn, dẫn đến vô sinh sau khi trưởng thành nếu như không được điều trị đúng và kịp thời. Bé gái bị quai bị thì có khoảng 7% là biểu hiện viêm buồng trứng nhưng hiếm khi vô sinh. Như vậy, bé trai bị quai bị có phần nào đó nguy hiểm hơn quai bị ở bé gái, do một tỷ lệ nhỏ biến chứng ở cơ quan sinh dục nam

Nên cho trẻ mắc bệnh quai bị đi khám khi nào?

Nên đưa bé đến cơ sở y tế nếu nếu có các biểu hiện, dấu hiệu quai bị nặng ở trẻ như sau:

  • Biểu hiện sốt hơn 3 ngày
  • Tuyến nước bọt sưng kéo dài trên 7 ngày
  • Biểu hiện sưng, đau đớn hơn.
  • Biểu hiện hành vi và thể chất không bình thường
  • Bị co giật, bỏ bữa và mất nước
vicare.vn-be-gai-bi-quai-bi-co-nguy-hiem-nhu-be-trai-khong2

Bệnh quai bị ở trẻ có lây không

Virus quai bị rất dễ lây lan, truyền trực tiếp cho người lành thông qua những giọt dịch nhỏ xíu từ miệng và mũi của người bệnh khi hắt hơi, ho, thậm chí là khi cười. Ngoài ra virus còn có thể lây qua việc sử dụng chung khăn hoặc ly nước.

Đặc biệt từ 1 – 2 ngày trước khi các tuyến nước bọt có biểu hiện sưng lên đến tận 6 ngày sau khi hết bệnh, người mắc bệnh vẫn có thể lây cho người khác. Do đó nếu trẻ bị bệnh, bố mẹ nên giữ bé tránh xa những người khác, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cho đến khi bệnh không còn nguy cơ lây nhiễm và ngược lại.

Lưu ý: người nhiễm virus quai bị có thể không có bất kỳ triệu chứng nào.

Bạn có thể phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em cho bé?

Có thể phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em bằng cách tiêm vắc xin. Vắc xin sử dụng trong phòng bệnh là loại vắc xin tích hợp sởi – quai bị – rubella (MMR), được tiêm ngừa cho bé từ 12 – 15 tháng tuổi. Liều thứ 2 sẽ bắt đầu khi bé được 4 – 6 tuổi.

Trẻ sẽ phục hồi sau khoảng 10 – 12 ngày mắc bệnh quai bị. Một tuần sau tuyến nước bọt sẽ không còn sưng, tuy nhiên nếu hai tuyến nước bọt hai bên mang tai sưng khác thời điểm, thì thời gian hết sưng phù thuộc vào từng tuyến hai bên tay.

Xem thêm :

  • Nguyên nhân xuất hiện bệnh quai bị ở trẻ em
  • Trẻ bị quai bị thì phải làm sao?
  • Trẻ dưới 1 tuổi có bị quai bị không?