Bé bị trật khớp sái tay phải làm sao?
Bé bị trật khớp sái tay phải làm sao? Có nguy hiểm tới trẻ không? là điều nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn các bậc phụ huynh phải hiểu rõ về loại chấn thương này. Hãy theo dõi bài viết sau đây.
Bé bị trật khớp sái tay phải làm sao?
Sai khớp đầu xương quay là một loại chấn thương phổ biến ở các bé dưới 5 tuổi, xảy ra khi xương quay của cánh tay phía dưới khuỷu tay bị trật ra khỏi khớp xương cánh tay. Trước khi bị trật khớp, khớp tay được giữ cố định nhờ dây chằng, nhưng khi dây chằng bị giãn thì xương sẽ bị trật ra khỏi vị trí bình thường.
Trật khớp là gì?
Trật khớp là hiện tượng di chuyển bất thường giữa các đầu xương làm cho các mặt khớp bị lệch lạc. Trẻ bị trật khớp có nhẹ thì bị giãn dây chằng, nặng hơn thì đứt, rách,...
Đối với trẻ nhỏ, chỉ một hành động vô tình của bố mẹ hoặc bản thân em bé sẽ khiến khớp bị trật ra ngoài.
Nguyên nhân trật khớp sái tay ở trẻ
- Ngã
- Chơi thể thao
- Tai nạn
- Cha mẹ kéo tay vô tình làm trật khớp
Những vết thương ở khớp thường làm cho người bệnh đau nhói ở vị trí trẹo khớp, gây sưng, bầm tím, đi lại khó khăn.
Dấu hiệu trật khớp sái tay ở trẻ
Đau do tổn thương rách bao khớp.
Giảm hoặc mất hoàn toàn cơ năng vận động khớp.
Hõm khớp bị rỗng, đây là dấu hiệu đặc biệt của sai khớp, chỉ gặp ở khớp vai, khớp hàm và một phần khớp khuỷu. Nếu trẻ có những biểu hiện trên, bố mẹ chậm trễ điều trị thì khó có thể bị đau bị sưng phù nhiều.
Hậu quả của trật khớp ở trẻ
Vị trí bị trật khó di chuyển, cử động, co duỗi ở các tư thế
Thoái hóa khớp đối với những trường hợp trật khớp háng trung tâm, trật khớp vai, gối.
Tiêu chỏm- khớp: xưng đùi
Vôi hóa quanh khớp
Làm sao biết trẻ bị trật khớp?
Bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện chụp X Quang
Chụp cộng hưởng từ giúp đánh giá tổn thương mô mềm xung quanh khớp bị tật
Cách sơ cứu trẻ bị trật khớp sái tay ở trẻ
Khi bé bị trật khớp sái tay, các bậc phụ huynh không di chuyển ngay bé đi để tránh lực tác động, không nắn hoặc cố cử động khớp bị trật, hoặc bắt nó trở lại vị trí, điều này có thể gây tổn thương khớp và cơ, dây chằng, dây thần kinh hoặc các mạch máu ở xung quanh
Không di chuyển bé để tránh lực tác động, không nắn hoặc cố cử động khớp bị trật, hoặc bắt nó trở lại vị trí, điều này có thể gây tổn thương khớp và cơ, dây chằng, dây thần kinh hoặc các mạch máu ở xung quanh.
Điều trị trật khớp sái tay ở trẻ như thế nào?
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của trật khớp sái tay, bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp điều trị cụ thể.
Băng bó vị trí trật khớp sái tay
Kê đơn thuốc giảm đau hoặc thuốc co giãn cơ
Khi tháo bỏ băng hoặc nẹp, bệnh nhân được phục hồi chức năng để có thể sớm vận động.
Đối với những trường hợp phải phẫu thuật nếu tổn thương, không thể nắn khớp về vị trí bình thường.
Phòng tránh trật khớp sái tay ở trẻ
Cẩn thận khi hoạt động thể dục thể thao, chạy nhảy
Khi bị trật khớp 1 lần, khớp dễ bị trật lại. Vì thế, cần cho con tránh hoạt động mạnh
Trật khớp khuỷu tay xảy ra khi bé bị kéo tay đột xuất, hay bị té vì thế, bạn không nên kéo tay con một cách quá mạnh và đột ngột.
Trật khớp sái tay ở trẻ do nhiều nguyên nhân như: trẻ ngã, kéo tay trẻ đột ngột...vì thế, các bậc phụ huynh cần thận trọng khi chơi đùa với con. Nếu trẻ bị trật khớp sái tay, bạn nên cẩn thận chú ý và sơ cứu tại nhà sau đó đưa trẻ tới cơ sở y tế để điều trị ngay. Nếu tình trạng trật khớp để lâu, bé sẽ bị đau và quấy khóc. Những chia sẻ trên HoiBenh mong rằng, các bậc phụ huynh sẽ chủ động biết cách xử lý khi trẻ bị trật khớp sái tay.
Xem thêm:
- Triệu chứng trật khớp vai
- Tìm hiểu kỹ thuật nắn trật khớp vai