Bé bị nôn trớ liên tục, bụng chướng to mẹ phải làm gì?

Hiện tượng bé bị nôn trớ liên tục, bụng chướng là trường hợp khiến nhiều bà mẹ lo lắng khi gặp phải. Vậy khi bé bị nôn trớ liên tục, bụng chướng to mẹ phải làm gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bé bị nôn trớ liên tục, bụng chướng to mẹ phải làm gì? Bé bị nôn trớ liên tục, bụng chướng to mẹ phải làm gì?

Hiện tượng bé bị nôn trớ liên tục, bụng chướng là trường hợp khiến nhiều bà mẹ lo lắng khi gặp phải. Vậy khi bé bị nôn trớ liên tục, bụng chướng to mẹ phải làm gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến bé bị nôn trớ liên tục, bụng chướng to

Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bé bị đẩy lên thực quản và trào ra miệng. Thông thường bé nôn trớ tự hết sau 6 -24 giờ mà không cần điều trị. Khi bé lớn lên, hiện tượng này sẽ giảm dần và biến mất. Đó có thể chỉ là một phản xạ bình thường và bố mẹ không cần quá lo lắng. Nôn trớ có thể do một trong các nguyên nhân sau:

  • Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện. Dạ dày khi mới sinh chưa có đường cong, sự phối hợp đóng mở của các van tại thực quản, dạ dày cùng sự co bóp của cơ chưa nhịp nhàng, hệ thần kinh thực vật chưa hoàn thiện là những yếu tố khiến bé dễ bị nôn trớ, kèm bụng chướng to.
  • Khi có các kích thích có hại như thức ăn nhiễm độc, bé bị nghẹn, hóc, thì nôn trớ là một phản xạ bảo vệ, đẩy dị vật ra ngoài.
  • Bố mẹ ép bé ăn quá nhiều hoặc bú quá no, bé nằm ngay sau khi ăn hoặc bú, bé ăn một món ăn hay loại thức ăn mới, hoặc bé ăn quá nhiều một món bé thích,...
  • Bé có bệnh lý đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày - thực quản... cũng dễ khiến bé bị nôn trớ liên tục, bụng chướng to
  • Bệnh lý đường hô hấp như có đờm đặc, ho,... cũng gây kích thích làm bé nôn trớ liên tục.
  • Những kích thích trong miệng - họng gây khó chịu, làm bé nôn trớ liên tục như mọc răng, bé cho ngón tay hoặc đồ chơi quá sâu vào miệng,...
vicare.vn-be-bi-non-tro-lien-tuc-bung-chuong-me-phai-lam-gi-body-1
Tình trạng nôn trớ liên tục, bụng chướng to thường xảy ra ở trẻ nhỏ

Bé nôn trớ thông thường thường nôn ít, chất nôn chủ yếu là đồ ăn. Bé nôn xong tự hết ngay, không quấy khóc, không có triệu chứng đi kèm, bé vẫn phát triển, lên cân bình thường. Một số trường hợp bé nôn trớ liên tục bụng chướng to đột ngột, đi kèm các dấu hiệu khác, có thể nghĩ đến những nguyên nhân nguy hiểm hơn. Đó là:

  • Bé bị nôn trớ liên tục, bụng chướng to kèm sốt cao, co giật, nôn vọt, nôn không liên quan đến bữa ăn,... có thể là dấu hiệu của hội chứng tăng áp lực nội sọ do tổn thương não, u não, chấn thương, tụ máu não,...
  • Bé nôn trớ liên tục, bụng chướng to, sờ bụng thấy cứng, sốt cao, tiêu chảy, đau bụng dữ dội,... có thể nghĩ đến các cấp cứu tiêu hóa như viêm ruột thừa, tắc ruột, nhiễm trùng tiêu hóa,...

Tác hại khi bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to

Bên cạnh những trường hợp nghiêm trọng cần cấp cứu, với nguy cơ nguy hiểm lớn thì việc bé bị nôn trớ liên tục, bụng chướng to thông thường cũng có những ảnh hưởng không tốt đối với bé. Cụ thể, bé sẽ bị:

  • Đau bụng, khó chịu vì hệ tiêu hóa, các cơ và nhu động hoạt động co thắt liên tục.
  • Tổn thương niêm mạc thực quản, hầu họng do thức ăn mang theo dịch vị từ dạ dày trào ngược lên. Nếu lâu dài làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, các bệnh đường hô hấp trên như ho, rát họng, thậm chí ảnh hưởng đến cả men răng,..
  • Bé bị nôn trớ liên tục, bụng chướng to khiến Bé thiếu chất, chậm lớn, suy dinh dưỡng, thấp còi do chất dinh dưỡng chưa được hấp thụ hết đã bị đẩy ra ngoài.
  • Bé mất nước, điện giải nếu nôn trớ liên tục. Bé lơ mơ, ngủ gà, mệt mỏi, có thể sốt cao, co giật nếu tình trạng này kéo dài.
  • Chất nôn dễ lạc vào đường thở gây tổn thương khí - phế quản, thậm chí nhu mô phổi, có thể đe dọa tính mạng của bé.
  • Bé sợ hãi mỗi khi nôn trớ, từ đó hình thành tâm lí sợ ăn, biếng ăn.

Bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to mẹ phải làm gì?

Bé bị nôn trớ liên tuc, bụng chướng to có thể là một triệu chứng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Vì vậy trong các trường hợp sau, khi bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to, mẹ nên đưa bé đi khám ngay:

  • Bé nôn có lẫn máu, màu bất thường như màu xanh, màu vàng,...
  • Sau một chấn thương vùng đầu như ngã đập đầu vào vật cứng, ngã từ trên cao,... bé vẫn hoạt động bình thường nhưng liên tục nôn trớ. Những tổn thương não nếu không được can thiệp kịp thời sẽ để lại di chứng nặng nề đối với sự phát triển trí tuệ, thể chất của trẻ. Có thể dẫn đến tử vong.
  • Bé bị mất nước nghiêm trọng, bù dịch bằng oresol không được, bé vật vã hoặc lơ mơ, li bì, sốt cao liên tục, co giật, nước tiểu ít, có dấu hiệu nhiễm trùng: môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi,...
  • Bé chướng bụng, sờ bụng thấy cứng, đau bụng dữ dội, đặc biệt là vùng bụng dưới bên phải,...Đây là trường hợp cấp cứu tiêu hóa, nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến vỡ ruột, nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng huyết, dẫn đến tử vong.
  • Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân kèm máu tươi hoặc phân đen,...
  • Bé bị nôn trớ liên tục, kéo dài trên 24 giờ không giảm.
vicare.vn-be-bi-non-tro-lien-tuc-bung-chuong-me-phai-lam-gi-body-2
Bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to mẹ phải làm gì?

Bên cạnh đó, nếu bé chỉ nôn trớ liên tục, bụng chướng to nhưng không kèm biểu hiện gì khác lạ, thông thường, mẹ có thể chăm sóc tại nhà:

  • Mẹ bình tĩnh dọn dẹp sau mỗi lần bé nôn, lau miệng, cho bé uống nước, nghỉ ngơi rồi mới cho bé ăn lại sau khoảng 10 - 15 phút. Không quát tháo hay tỏ ra khó chịu làm bé sợ hãi, khóc lóc, sợ ăn.
  • Luôn làm nóng, làm ấm đồ ăn trước khi cho bé ăn.
  • Bù nước và điện giải cho bé bằng oresol nếu bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng kéo dài.
  • Nếu thấy bé có dấu hiệu buồn nôn, ậm ọe, mẹ nghiêng đầu bé sang một bên, vỗ lưng nhẹ nhàng, hút mũi nếu thức ăn sặc lên mũi hoặc thực hiện thủ thuật Heimlich nếu bé sặc chất nôn vào khí quản - đường thở.

Các biện pháp hạn chế việc bé bị nôn trớ liên tục, bụng chướng

  • Cho bé ăn uống vừa với sức ăn, không ép bé ăn quá nhiều.
  • Không đưa thìa quá sâu khi đút cho bé. Không cho bé mút ngón tay hay đưa đồ chơi vào miệng.
  • Tư thế cho bé bú hoặc ăn tránh để bé nuốt quá nhiều không khí thừa. Ăn xong không cho bé nằm ngay mà bế vác lên vai, vỗ và vuốt nhẹ lưng bé.
  • Không cho trẻ ăn dặm quá sớm. Bắt đầu ăn dặm bằng đồ ăn mềm, dễ tiêu, loãng.
  • Bé viêm đường hô hấp, mọc răng thì nên làm sạch đờm dãi trước khi ăn, chia làm nhiều bữa nhỏ. Đồng thời điều trị khỏi các bệnh lý đi kèm.
  • Không tự ý dùng thuốc chống nôn mà không có chỉ định của bác sĩ.

Như vậy, việc bé bị nôn trớ liên tục, bụng chướng to có thể là một hiện tượng bình thường hoặc là dấu hiệu nguy hiểm. Nắm được những kiến thức trên, mẹ sẽ có những phản ứng phù hợp dựa vào biểu hiện của bé. Khi đó câu hỏi bé bị nôn trớ liên tục, bụng chướng to mẹ phải làm gì sẽ không gây khó khăn cho mẹ trong việc chăm sóc bé nữa.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân gây nên nôn trớ ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục
  • Cách điều trị nôn trớ ở bé 5 tuổi mẹ nên biết
  • Mẹ phải làm sao khi trẻ 1 tháng tuổi nôn, trớ?