Bé bị chốc lở phải làm sao?
Chốc lở là tình trạng nhiễm trùng nông ở da, do vi khuẩn gây ra, là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em, thường xuất hiện nhiều ở các trẻ mẫu giáo. Nếu không xử trí sớm thì sẽ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải làm sao khi bé bị chốc lở được nhiều người có con nhỏ quan tâm.
Bé bị chốc lở phải làm sao?
Chốc lở là tình trạng nhiễm trùng nông ở da, do vi khuẩn gây ra. Đây là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em, thường xuất hiện nhiều ở các trẻ mầm non. Nếu không xử trí sớm thì sẽ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy, các bậc cha mẹ phải làm sao khi bé bị chốc lở là điều được nhiều người có con nhỏ quan tâm.
Trong bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm hiểu về bệnh chốc lở cũng như vấn đề bé bị chốc lở phải làm sao. Bệnh chốc lở rất dễ lây lan, thường lây trực tiếp từ vùng da bệnh đến vùng da lành trên cùng một cơ thể trẻ. Nhất là khi các mụn chốc lở này bị bể ra và có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác ở mọi lứa tuổi, nhất là các bé mẫu giáo chưa có thói quen tự vệ sinh sạch sẽ cơ thể. Bệnh còn được gọi là chốc lây và dễ nhầm lẫn với bệnh thủy đậu. Bệnh chốc lở ở bé nếu được chẩn đoán sớm và chữa trị thì bệnh sẽ nhanh khỏi và không để lại sẹo. Tuy nhiên, bệnh sẽ có biến chứng nghiêm trọng nếu không can thiệp kịp thời. Bệnh chốc lở ở bé được phân làm hai loại: chốc có mọng nước và không có mọng nước.
Biểu hiện bệnh chốc lở có mọng nước ở trẻ
Chốc có mọng nước có những biểu hiện sau:
Đầu tiên là những dát đỏ và tạo thành mọng nước nhăn nheo xung quanh quầng đỏ, biến thành bọng mủ đục từ thấp lên cao sau vài giờ. Sau vài ngày thì bọng nước vỡ ra có màu giống màu mật ong. Vết thương lành và không để lại sẹo. Nguyên nhân là do tụ cầu gây ra.
Thường xuất hiện ở những ví trị: lòng bàn tay, bàn chân, vùng mặt, vùng da hở. Đặc biệt là không bao giờ mọc ở niêm mạc. Nếu có biểu hiện toàn thân như viêm hạch lân cận, mọng nước lan ra toàn thân sẽ có biến chứng gây sốt.
Nếu có biểu hiện ngứa và bệnh nhân gãi sẽ làm các tổn thương lan nhanh ra toàn thân, hóa chàm.
Chốc không kèm mọng nước
Nguyên nhân là do liên cầu tan huyết nhóm A.
Xuất hiện các mụn mủ, mụn nước nhỏ, thấp và không điển hình.
Thường gặp ở các vị trí như: mặt, xung quanh hốc mũi, miệng hay tứ chi.
Thường xuất hiện nhiều ở những trẻ bị viêm da cơ địa, ghẻ, hoặc một bệnh da liễu nào đó.
Bệnh thường khỏi sau 2-3 tuần. Nhưng khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng, bị chàm hoặc khi thời tiết ẩm thấp, nóng thì bệnh sẽ kéo dài hơn.
Biến chứng của bệnh chốc lở ở trẻ
Có thể bị chàm hóa hoặc vết loét sẽ nặng và sâu hơn và để lại thẹo, gây mất thẩm mỹ cho da.
Nếu sức đề kháng của bé kém thì sẽ bị nhiễm trùng huyết.
Gây ra các bệnh khác như viêm quầng, viêm phổi, viêm hạch, viêm xương hoặc viêm cầu thận cấp sau 3 tuần mắc bệnh.
Phải làm sao khi bé bị chốc lở?
Trước khi cho trẻ đi khám bác sĩ thì các bậc cha mẹ cũng nên xử trí tại nhà với các biện pháp sau:
Nên tắm rửa sạch sẽ thường xuyên cho trẻ. Có thể dùng thêm thuốc tím pha loãng trong nước tắm hoặc dùng các loại nước tắm trong dân gian như lá chè xanh. Tác dụng làm vết thương tổn mau se lại và khô.
Có thể sử dụng các thuốc sát trùng thoa lên những chỗ bị thương tổn như: xanh methylen.
Nên cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà. Và hạn chế sờ, gãi lên các tổn thương đó.
Nếu thấy các dấu hiệu thương tổn đó vẫn không giảm hoặc có đấu hiệu nhiều hơn, nặng hơn thì nên cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế, các chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Nên để cơ thể trẻ được thoáng mát, mặc quần áo rộng và thoải mái và môi trường sống thông thoáng.
Uống đủ nước. Ăn nhiều trái cây và rau xanh.
Khi bé bị chốc lở bạn cần phải chăm sóc và quan tâm bé nhiều hơn. Vì các thương tổn gây khó chịu và ngứa cho trẻ, nên cần phải giữ cho bé sạch sẽ và hạn chế gãi. Tuy nhiên nên theo dõi thường xuyên và đưa bé đến khám bác sĩ kịp thời để tránh những biến chứng khác.