Bầu bị đi ngoài ra máu tươi có nguy hiểm không? Cách chữa trị là gì?
Bầu bị đi ngoài ra máu tươi không phải là hiện tượng hiếm gặp trong thai kỳ nhưng lại khiến nhiều chị em lo lắng, lo ảnh hưởng đến thai nhi. Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu cảnh báo bà bầu có thể đang gặp các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa như hậu môn, trực tràng, đại tràng,.. Mời các mẹ bầu cùng Vincare phân tích mức độ nguy hiểm và các chữa trị của hiện tượng đi ngoài ra máu tươi trong thai kỳ trong bài viết này.
Bầu bị đi ngoài ra máu tươi có nguy hiểm không? Cách chữa trị là gì?
Bầu bị đi ngoài ra máu tươi không phải là hiện tượng hiếm gặp trong thai kỳ nhưng lại khiến nhiều chị em lo lắng, lo ảnh hưởng đến thai nhi. Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu cảnh báo bà bầu có thể đang gặp các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa như hậu môn, trực tràng, đại tràng,.. Mời các mẹ bầu cùng HoiBenh phân tích mức độ nguy hiểm và các chữa trị của hiện tượng đi ngoài ra máu tươi trong thai kỳ trong bài viết này.
Bà bầu đi người ra máu tươi có nguy hiểm không?
Khi mang thai, bà bầu rất hay bị ốm nghén, gặp các vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa như: nôn, buồn nôn, táo bón,... Trong số đó, có không ít bà bầu bị đi ngoài ra máu tươi, tức là máu tươi lẫn vào phân hoặc bao quanh phía ngoài phân khi đại tiện. Để đánh giá được chính xác hiện tượng đi ngoài ra máu ở bà bầu có nguy hiểm hay không, chúng ta cần phân tích thêm cả những triệu chứng đi kèm để biết được chính xác loại bệnh mà bà bầu đang gặp phải:
- Táo bón là một trong những mối bận tâm của nhiều bà bầu trong khoảng thời gian mang bầu, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ và những tuần đầu sau sinh. bà Nguyên nhân khiến bầu táo bón đi ngoài ra máu nằm ở sự thay đổi của nội tiết tố, khiến nhu động ruột giảm co bóp để hấp thụ dưỡng chất và do sự chèn ép của thai nhi lên cơ quan tiêu hóa.
- Viêm, nứt kẽ hậu môn có thể là hậu quả sau một quá trình bị táo bón kéo dài ở bà bầu. Khi bị táo bón, người bệnh thường lấy sức để rặn, làm cho lớp niêm mạc hậu môn bị tổn thương, nứt kẽ, lâu dần dẫn đến viêm. Chính vì thế, người bệnh sẽ có cảm giác bị đau rát vùng hậu môn, thấy máu tươi rỉ ra thành từng giọt từ hậu môn ngay cả khi không đi đại tiện.
- Polyp hậu môn là những khối thịt, khối u mọc gần ống hậu môn, bên trong có chứa dịch và máu; đôi khi chúng có thể sa ra bên ngoài ống hậu môn khiến chúng ta tưởng mình bị trĩ. Polyp thường khiến lượng máu chảy ra nhiều, chảy ra ngay cả khi không đi đại tiện hoặc tiểu tiện, đôi khi polyp bị vỡ, máu sẽ xuất hiện ồ ạt ở vùng hậu môn.
- Bệnh trĩ cũng được biết đến là một trong những loại bệnh tiêu hóa phổ biến ở bà bầu, là hệ quả hiện tượng táo bón kéo dài, ít vận động, chế độ ăn uống thiếu cân bằng (ít xơ, nhiều đạm, thiếu nước). Biểu hiện của bệnh trĩ bao gồm: đi ngoài ra máu tươi; sa búi trĩ bên ngoài hậu môn (nếu bị trĩ ngoại) hoặc cảm thấy hậu môn phình ra (nếu bị trĩ nội); nứt hậu môn; đau rát, căng tức hậu môn; hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, khó chịu.
Ngoài ra, mẹ bầu không nên quá lo lắng nếu hiện tượng đi ngoài ra máu chỉ diễn ra trong khoảng từ 1 đến 2 ngày rồi chấm dứt, đây được coi là hiện tượng bình thường và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách chữa trị đi ngoài ra máu cho bà bầu
Như đã phân tích ở trên, đi ngoài ra máu có thể là triệu chứng của bệnh trĩ, bệnh nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn,.. Do vậy, cách chữa đi ngoài ra máu cho bà bầu tốt nhất là điều trị bệnh thông qua sự thăm khám và chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc ở bên ngoài để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi. Khi chẩn đoán được chính xác bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp cho từng loại bệnh đối với từng bà bầu:
- Táo bón: Thay đổi lối sống, uống thuốc nhuận tràng, kích thích điện hậu môn.
- Polyp hậu môn: Thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm; sử dụng tia laser, hồng ngoại để cắt polyp, đông lạnh
- Nứt kẽ hậu môn: Sử dụng thuốc đặt hậu môn, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, phẫu thuật nếu bệnh tái phát nhiều lần.
- Trĩ: Sử dụng thuốc bôi, cắt và thắt búi trĩ, đông lạnh,...
Trên hết, phòng bệnh hơn chữa bệnh, bà bầu có thể tham khảo một số cách để phòng ngừa và cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu trong thời gian mang thai:
- Chế độ ăn uống cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, cân bằng: bổ sung đạm, chất xơ, vitamin khoáng chất đầy đủ, uống đủ nước (nước khoáng, nước canh, sinh tố). Đặc biệt, mẹ bầu nên chú trọng đến việc bổ sung các chất xơ (mướp đắng, ngũ cốc nguyên hạt, chuối chín, đu đủ, khoai lang và rau khoai lang) cho cơ thể nếu thấy hiện tượng táo bón, bởi vì chất xơ có tác dụng cải thiện chức năng đường ruột, tạo khối phân, kích thích quá trình đi ra bên ngoài dễ dàng hơn. Đồng thời, mẹ bầu cũng nên hạn chế các đồ ăn chiên xào, đồ ăn cay nóng nhằm làm giảm bớt gánh nặng cho đường tiêu hóa.
- Vận động: Hàng này, mẹ bầu vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ, vận động chân tay qua các bài tập đơn giản để thư giãn gân cốt và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, không ngồi quá nhiều, khi đi tiểu tiện, đại tiện nên ngồi xổm.
- Tập thói quen đi tiểu tiện, đại tiện theo giờ, không nên nhịn đi đại tiện hoặc tiểu nhằm tránh gia tăng áp lực cho cơ quan tiêu hóa, về lâu dài, nếu mẹ bầu nhịn quá nhiều lần còn làm yếu cơ quan tiêu hóa.
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên, sạch sẽ, tốt nhất nên vệ sinh bằng nước sạch; vệ sinh từ trước ra sau; khi vệ sinh xong lấy khăn mềm lau khô vùng kín.
Xem thêm :
- Nguyên nhân mẹ bầu thường mắc táo bón và trĩ
- Mách nhỏ cách trị táo bón ở bà bầu hiệu quả
- Tại sao uống sắt gây táo bón ở bà bầu?