Bật mí tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ ở từng giai đoạn

Trong suốt chu kỳ mang thai, thai nhi sẽ có những tư thế nằm khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Tư thế nằm của thai nhi là yếu tố quyết định rất lớn đến vấn đề sinh nở của mẹ bầu. Để hiểu rõ hơn về các tư thế nằm của thai là như thế nào, hãy cùng HoiBenh theo dõi bài viết dưới đây.

Bật mí tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ ở từng giai đoạn Bật mí tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ ở từng giai đoạn

Tư thế nằm của thai nhi trong 3 tháng đầu

Thông thường, khi thai nhi được 2 tuần tuổi (tức là mẹ bầu đang ở tuần thứ 4 của thai kỳ). Tính từ thời điểm mẹ chính thức có tin vui. Vào thời điểm này, 2 tư thế nằm của thai nhi là nằm ở tư thế đầu ở phía trên và đôi khi lại quay đầu xuống phía dưới.

Theo các bác sĩ sản khoa, vào thời gian này phôi thai sẽ tìm một vị trí thích hợp để bám vào thành tử cung, khi ổn định. Lúc này phôi thai bắt đầu tách thành 2 nhóm: Một nhóm phát triển thành nhau thai và nhóm còn lại hình thành thai nhi.

Các mẹ lưu ý là thai nhi sẽ không ngừng phát triển theo từng tháng và tư thế nằm của thai nhi cũng không cố định ở một vị trí trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi, trong 3 tháng đầu tiên của thai, tư thế nằm của mẹ bầu cũng quyết định và ảnh hưởng rất nhiều đến bé. Ở thời điểm ban đầu này, thai nhi còn nhỏ và lực tác động của em bé lên cơ thể mẹ bầu chưa đáng kể, mẹ vẫn có thể nằm thoải mái, tự do khi ngủ. Nhưng nên tránh những tư thế như nằm sấp, ôm gối ngủ bởi lâu dần có thể thành thói quen.

vicare.vn-tu-the-nam-cua-thai-nhi-trong-bung-me-o-tung-giai-doan-body-1

Tư thế nằm của thai nhi trong 3 tháng giữa kỳ

Thai nhi càng ngày càng phát triển, cơ thể mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu thay đổi càng nhiều hơn. Mẹ có thể quan sát bé qua màn hình siêu âm để có thể thấy được hình ảnh của bé con nhà mình nằm như thế nào. Thời điểm này với tư thế nằm của thai nhi, rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, nên mẹ phải đặc biệt lưu ý.

Ở 3 tháng giữa kỳ, mẹ có thể tự cảm nhận được đầu thai nhi nằm ở bụng dưới hay bên dưới rốn. Vì lúc này, thai nhi hơi nghịch, đạp liên tục và di chuyển nhiều trong bụng mẹ. Tùy vào cơ địa của từng mẹ bầu và sự phát triển nhanh hay chậm của thai nhi, mà có một số mẹ sẽ cảm nhận được những bộ phận khác của bé sớm hơn những bà mẹ khác cùng tuần tuổi.

Để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ một cách tốt nhất, các mẹ có thể lưu ý một số vấn đề như: Trường hợp lượng nước ối quá nhiều hoặc mẹ đang mang thai đôi thì tư thế cần phải nằm nhất lúc này là nằm nghiêng về bên phải. Với tư thế ngủ này mẹ bầu vừa thoải mái, thai nhi vừa có thể đảm bảo, không bị áp lực từ phía tư thế nằm. Nếu trường hợp thai nhi lớn, mẹ bầu thấy nặng nề trong việc di chuyển và nằm thì có thể nằm ngửa, kết hợp thêm dụng cụ kê chân khi ngủ.

vicare.vn-tu-the-nam-cua-thai-nhi-trong-bung-me-o-tung-giai-doan-body-2

Tư thế nằm của thai nhi trong 3 tháng cuối kỳ

Tư thế nằm của thai nhi ở thời điểm cuối thai kỳ, có ảnh hưởng và quyết định rất nhiều đến khả năng sinh thường hay sinh mổ của mẹ bầu. Đến thời điểm này trẻ đã lớn và không thể xoay trở được nữa, tức là quay đầu xuống dưới.

Càng về cuối, đầu thai nhi càng cứng cáp, đặc biệt khi ở tuần thứ 32 – 34 của thai kỳ, bác sĩ sẽ cho mẹ bầu tiến hành thăm dò để xác định vị trí ngôi của thai nhi. Thường thì lúc này thai nhi sẽ nằm đúng ngôi đầu, là ngôi thai thuận nhất để sinh.

Còn trường hợp thai nhi nằm sai ngôi, đó là ngôi mông hoặc ngôi ngang thì mẹ bầu phải chịu khó thực hiện một số phương pháp để di chuyển ngôi thai và đảm bảo cho kỳ sinh thành công. Nhưng nếu như sắp đến ngày sinh nở, mà ngôi thai không thể di chuyển trở lại theo vị trí bình thường thì bắt buộc mẹ bầu không thể sinh nở tự nhiên mà phải mổ lấy thai.

Mẹ bầu cần lưu ý

Ngoài việc chú ý đến tư thế nằm, bà bầu không nên nằm giường cứng, kê đầu quá cao và đắp chăn làm từ sợi nhân tạo, đặc biệt khi ngủ phải có màn. Có như vậy mới tạo ra sự thoải mái cho bà bầu và thai nhi, giúp 2 mẹ con có giấc ngủ ngon, có lợi cho sức khỏe.

Tư thế ngủ thoải mái nhất cho bà bầu ?

Trở mình, nằm thoải mái trên giường có lẽ là một trong những thách thức lớn nhất của thời kỳ thai nghén, đặc biệt là khi muốn nằm sấp hay nằm ngửa. Cả 2 vị trí này đều gây ra những rắc rối cho các bà bầu.

Không thoải mái khi đi ngủ ?

  • Trong giai đoạn đầu thai kỳ, tình trạng căng tức ngực sẽ khiến bạn không thể nằm sấp còn khi bung lớn lên thì nằm ngửa lại càng khó chịu.
  • Khi bạn tăng cân trong những tháng cuối, nằm ngửa sẽ khiến toàn bộ trọng lượng thai nhi áp vào cột sống, đè lên ruột và các tĩnh mạch. Nằm ngửa lúc này cũng làm tăng nguy cơ đau lưng, bệnh trĩ và tiêu hóa kém, gây khó thở và cản trở tuần hoàn máu, thậm chí có thể làm giảm huyết áp. Ợ nóng, táo bón và chuột rút càng làm tình trạng khó chịu tăng lên.
  • Trọng lượng của thai nhi sẽ gây áp lực cho vùng bàng quang. Kết quả là bạn vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn, khiến giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Các mẹ bầu cần được chăm sóc cẩn thận để phòng ngừa dị tật cho trẻ khi chúng chào đời.

Mẹ phải làm gì ?

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, hãy tạo thói quen nằm ngủ nghiêng về bên trái. Nằm nghiêng về bên này sẽ rất tốt cho sự phát triển của thai nhi vì các dưỡng chất trong máu sẽ được vận chuyển tới nhau thai dễ dàng. Nó cũng giúp thận hoạt động dễ dàng, đào thải các chất độc nhanh hơn, giảm nguy cơ phù thũng.

Có thể gác chân lên một chiếc gối để tạo cảm giác thay đổi tư thế khi nửa đêm. Để 1 chiếc gối ở dưới bắp chân và 1 cái ở sau lưng cũng sẽ làm tăng cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Ở giai đoạn thứ 3 của thai kỳ, bạn có thể mặc áo lót khi ngủ và mang 1 thắt lưng dành cho bà bầu khi ngủ để tăng cảm giác thoải mái. Mặc các trang phục rộng, thoáng khi đi ngủ. Các loại áo cotton sẽ rất thích hợp trong mùa hè. Còn mùa đông, có thể chọn các loại trang phục cotton pha len.

Nếu cảm thấy việc nằm nghiêng gây nhiều áp lực cho hông thì hãy mua một miếng bọt biểm mềm. Đặt chúng ở dưới ga, nơi đặt hông để không cảm thấy bức bí. Nhớ chọn cỡ phù hợp và nếu dùng vào mùa hè thì nên bật điều hòa.

Chúc các mẹ bầu luôn khỏe !