Bật mí cho mẹ cách chăm con bị chốc lở ngoài da

Chốc lở là tình trạng nhiễm trùng và tổn thương da dưới dạng các nốt mụn lở do sự tấn công của các vi khuẩn gây ra. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, rất cần sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ trong quá trình điều trị bệnh để hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra cho sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Bật mí cho mẹ cách chăm con bị chốc lở ngoài da Bật mí cho mẹ cách chăm con bị chốc lở ngoài da

Chốc lở ngoài da là gì?

Chốc lở là tình trạng nhiễm trùng và tổn thương da dưới dạng các nốt mụn lở do sự tấn công của các vi khuẩn gây ra. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi gây ngứa, đau rát và có khả năng lây lan, truyền nhiễm từ vùng da này sang vùng da khác, từ trẻ này sang trẻ khác nên còn được goi là bệnh “chốc lây”.

Chốc lở có ba thể bệnh là chốc lở truyền nhiễm, chốc lở dạng phỏng và chóc lở thể mủ. Trong đó nặng nhất là tình trạng chóc lở thể mủ với biểu hiện là những nốt mụn đau, chứa nhiều dịch mủ, viêm loét do vi khuẩn đã ăn sâu và tấn công vào lớp biểu bì bên dưới da. Nếu không được điều trị triệt để, chốc lở không chỉ lây lan rộng ra toàn cơ thể, mà còn có thể gây nhiễm trùng với các biến chứng như viêm cầu thận, viêm mô tế bào, đe dọa sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ.

vicare.vn-bat-mi-cho-me-cach-cham-con-bi-choc-lo-ngoai-da-body-1

Triệu chứng chốc lở ngoài da ở trẻ

Khi bị chốc lở ngoài da, trên cơ thể trẻ nhỏ (đặc biệt là ở mặt, tay, chân) thường xuất hiện các mụn nước hoặc bỏng nước trên nền da mẩn đỏ, gây ngứa ngáy, khó chịu. Những mụn nước này nhanh chóng vỡ ra, chảy dịch, đóng vảy màu vàng lợt như nấm da. Phần dịch của mụn mủ chảy đến đâu sẽ lây lan nhanh chóng các thương tổn đến đó với mức độ nặng nhẹ khác nhau, tùy thuộc vào thể bệnh chốc lở của trẻ.

Cách chăm con bị chốc lở ngoài da

Khi trẻ được chẩn đoán là mắc phải căn bệnh chốc lở da, cha mẹ cần tuân thủ những phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định.

Với trường hợp nhẹ, cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh vết thương ở từng khu vực bằng dung dịch nước muối sinh lý Natri 0,9% hoặc dung dịch thuốc tím với tỷ lệ 1/10.000

Sau khi vệ sinh vùng da thương tổn, cha mẹ nên sử dụng băng gạc sạch đã được sát khuẩn để đậy lại vết thương, tránh tình trạng vết thương tiếp xúc với yếu tố ô gây viêm nhiễm, tạo mủ và lây lan ra các vùng da xung quanh.

Đối với những trường hợp chốc lở nặng, tùy theo chỉ định và liều lượng tư vấn của bác sĩ mà sau khi vệ sinh vùng da chốc lở, cha mẹ sẽ thể sử dụng thêm cho trẻ các chế phẩm như thuốc mỡ hoặc kem bôi kháng sinh gốc Fucidin, Foban, Bactroban; các loại thuốc uống có chứa gốc kháng sinh để diệt vi khuẩn từ bên trong như Augmentin, Erythromycin, Cefixim.

vicare.vn-bat-mi-cho-me-cach-cham-con-bi-choc-lo-ngoai-da-body-2

Trong quá trình điều trị bệnh, cha mẹ nên lưu ý để trẻ mặc quần áo thoáng mát, không quá sát vào da để tránh gây kích ứng tới các vùng da chốc lở, làm viêm nhiễm và tiến triển bệnh nặng nề hơn. Ngoài ra tuyệt đối không được để trẻ gãi vào các vùng da thương tổn, hạn chế tình trạng vỡ mủ mụn, lây lan sang các vùng da khác. Cha mẹ cũng nên giữ sạch sẽ môi trường sống xung quanh trẻ, không cho trẻ tiếp xúc với các loại vật nuôi hoặc những nơi ẩm thấp, mất vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho các em.

Quan trọng nhất là khi bị chốc lở ngoài da, trẻ cần được tăng cường vào khẩu phần ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho hệ miễn dịch như cam, quýt, lê, táo, bưởi, các loại đậu, rau xanh sẫm...

Phòng tránh chốc lở ngoài da ở trẻ em

Chốc lở da là căn bệnh truyền nhiễm và có thể tái đi tái lại nhiều lần ở trẻ nếu cha mẹ không có sự chủ động phòng tránh. Do đó, ngay từ lúc trẻ còn khỏe mạnh và chưa mắc bệnh cha mẹ nên giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách tắm rửa với xà phòng, nước sạch hàng ngày. Quan sát và điều trị sớm các vết trầy xước, vết thương hoặc vết côn trùng cắn cho trẻ để hạn chế tối đa khả năng phát triển của vi khuẩn gây bệnh chốc lở ngoài da.

vicare.vn-bat-mi-cho-me-cach-cham-con-bi-choc-lo-ngoai-da-body-3

Để trẻ tránh xa các khu vực có nhiều yếu tố gây bệnh chốc lở da như môi trường ẩm thấp, ô nhiễm, các mương nước cống rãnh nhiều ruồi bọ, côn trùng. Tạo thói quen cho trẻ rửa tay bằng xà phòng sau mỗi lần vui chơi và thường xuyên cắt móng tay, móng chân để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn chốc lở da ở những khu vực này.

Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày kết hợp với chế độ dinh dưỡng cân bằng, giúp hỗ trợ và hoàn thiện hệ thống miễn dịch, phòng ngừa sự phát triển và lây lan của bệnh chốc lở da.

Khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường trên da, cha mẹ nên chú ý quan sát và theo dõi để sớm phát hiện căn bệnh chốc lở ngoài da và có phương pháp điều trị, chăm sóc để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.