Bật mí 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu chính xác nhất
Không cần que thử thai hay đến gặp bác sĩ, phụ nữ sẽ tự nhận biết được mình đã mang thai ngay trong tuần đầu tiên thông qua những biểu hiện, triệu chứng cực kỳ điển hình. Cùng Vicare.vn tìm hiểu 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu chính xác nhất ở bài viết dưới đây.
Bật mí 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu chính xác nhất
Không cần que thử thai hay đến gặp bác sĩ, phụ nữ sẽ tự nhận biết được mình đã mang thai ngay trong tuần đầu tiên thông qua những biểu hiện, triệu chứng cực kỳ điển hình.
Dưới đây là 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu chính xác nhất:
1.Ra máu và đau bụng
Ra máu và đau bụng do phôi thai đang làm tổ là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai tuần đầu chính xác nhất. Trứng sẽ bám vào thành tử cung sau khi được thụ tinh. Khi đó, nhiều chị em khi đi vệ sinh sẽ thấy có một chút máu bám vào ở đũng quần lót. Đây chính là máu báo “đã có thai”. Máu ra sẽ không nhiều và thường có màu hồng, ngả nâu và chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 ngày rồi tự chấm dứt. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, chỉ có 28% phụ nữ gặp dấu hiệu này khi mang thai tuần đầu. Do vậy đây chỉ là một dấu hiệu điển hình chứ không phải là dấu hiệu xuất hiện ở tất cả bà mẹ mang bầu.
2.Mất kinh
Khi chị em mang thai, chu kỳ sẽ không xuất hiện trong suốt thời kỳ mang thai. Nếu chu kỳ kinh nguyệt đã quá 7 đến 10 ngày mà bạn vẫn không thấy ra máu thì đây chính là dấu hiệu chị em đã mang thai ở những tuần đầu tiên. Kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại sau 3 đến 6 tuần kể từ thời điểm sinh con.
3.Bụng co thắt
Bụng co thắt là dấu hiệu báo đã có thai nhưng lại thường xuyên bị bỏ qua. Bởi vì, nhiều người lầm tưởng bụng co thắt do cơ thể mệt mỏi, làm việc quá sức, đau bụng thông thường. Những cơn co thắt này khá giống với những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt mà phụ nữ hay gặp phải.
4.Ra nhiều khí hư
Khi mang thai, chị em xuất hiện nhiều khí ư. Nguyên nhân do hormone thay đổi, thành âm đạo mềm hơn. Khí hư tăng lên và tiết ra bên ngoài để bảo vệ âm đạo và tử cung. Khí hư này thực chất là dịch âm đạo, có màu trắng, trắng đục, dính vào đũng quần lót như lòng trắng trứng.
5.Bầu ngực khác thường
Ở giai đoạn mang bầu những ngày đầu, mẹ bầu sẽ cảm nhận được bầu ngực căng hơn, đau tức hơn, khó chịu hơn. Hiện tượng này do lượng hormone trong cơ thể thay đổi làm lượng máu di chuyển đến ngực nhiều hơn so với bình thường. Ngoài ra, núm vú cũng sẽ căng ra và sẫm màu hơn bình thường. Để tăng cảm giác dễ chịu, mẹ bầu nên thay đổi size áo, chọn áo thoáng mát, mát xa nhẹ.
6.Mệt mỏi
Mang thai cũng dẫn đến mệt mỏi. Ở tuần đầu tiên, hormone progesterone sẽ tăng lên làm mẹ bầu mất cân bằng năng lượng, gây nên mệt mỏi. Khi mang bầu, cơ thể cũng sẽ sản xuất ra nhiều máu hơn bình thường để nuôi cả thai nhi ở bên trong tử cung. Do vậy, tim cũng phải làm việc nhiều hơn và cơ thể cũng mất nhiều sức hơn dẫn đến mệt mỏi.
7.Thân nhiệt tăng
Nguyên nhân làm thân nhiệt tăng trong những ngày đầu mang thai chính là do hormone progesterone tăng. Bạn cảm giác nóng hơn bình thường, làn da toát mồ hôi chậm. Hệ quả, rôm sảy xuất hiện ở những vùng da có nếp gấp, kín hoặc ma sát với quần áo. Quá trình trao đổi chất diễn ra với tần suất nhiều hơn khi mang bầu cũng làm tăng nhiệt độ cơ thể.
8.Nhạy cảm với mùi
Khứu giác có mối quan hệ đặc biệt với hormone sinh dục estrogen ở nữ giới. Nồng độ estrogen tăng lên khi mang thai khiến mũi nhạy cảm với mùi hơn. Đó chính là lý do giải thích tại sao mẹ bầu hay nôn mửa khi ngửi thấy mùi lạ, dị ứng với mùi thức ăn.
9.Thèm ăn bất thường
Trái ngược với những bà mẹ bầu thường xuyên bị ốm nghén không ăn được gì khi mang thai thì một số bà mẹ lại thèm ăn thường xuyên. Đây là một dấu hiệu tốt. Có thể, do nhu cầu cần chất dinh dưỡng của thai nhi nên mẹ bầu có xu hướng ăn nhiều hơn. Để tốt cho mình và thai nhi, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng.
10.Khó thở
Khó thở là hiện tượng thường gặp ở bất kỳ bà mẹ bầu nào. Ở thời điểm mang thai tuần đầu, lồng ngực dần trở nên rộng hơn để tăng dung tích phổi gây đau nhẹ, khó thở. Trong khi đó, hormone progesterone gia tăng kích thích cơ thể hấp thụ nhiều oxy hơn để nuôi thai nhi, đồng thời cơ thể phải thải nhiều ra cacbonic. Đồng thời, do nhu cầu, khối lượng máu phải tăng lên dẫn đến tim làm việc nhiều hơn. Từ hai nguyên nhân trên dẫn đến mẹ bầu cảm thấy khó thở, thở gấp hơn bình thường.
11.Chuột rút
Dấu hiệu chuột rút thường xuất hiện từ 6 đến 12 ngày kể từ khi mang bầu. Nguyên nhân to tử cung phát triển chèn ép trực tiếp đến các mạch máu ở chi dưới, và xảy ra hiện tượng chuột rút. Dấu hiệu này có thể xuất hiện cả ngày lẫn đêm.
12.Đi tiểu nhiều
Khi mang thai, mẹ bầu sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường do nồng độ hCG có trong nước tiểu tăng lên. Bên cạnh đó, nồng độ hCG sẽ giúp bạn kiểm tra mình đã mang thai hay chưa bằng que thử thai thông dụng.
13.Đau đầu
Mang thai làm nồng độ progesterone sẽ tăng lên và khiến cơ thể luôn trong tình trạng mất nước. Từ đó, khiến lượng hồng cầu trong máu bị suy giảm nhanh chóng, tác động trực tiếp đến lượng máu được đưa vào trong cơ thể gây đau đầu.
14.Đau lưng
Tử cung sẽ phát triển rộng hơn và lớn hơn khi bạn mang thai trong những tuần đầu tiên. Để thích nghi, cơ bụng sẽ lỏng lẻo hơn, dây chằng ở lưng sẽ dãn ra và phải hoạt động nhiều hơn để đáp ứng được sự biến đổi của cơ bụng gây nên đau lưng, mỏi lưng.
15.Tâm trạng thay đổi
Tâm trạng vui buồn, nóng nảy, tủi thân là một trong những dấu hiệu về mặt tâm lý báo hiệu chị em đã có thai. Chính hormone progesterone và estrogen biến đổi đã gây nên tình trạng này. Nhưng một khi bạn đã quen với cảm giác mang bầu thì tâm trạng thất thường sẽ chấm dứt. Thay vào đó, mẹ bầu sẽ chuyển sang một niềm vui mới “chờ đợi đứa con bé bỏng chào đời”.
Để xác định chính xác mình đã mang bầu hay không, chị em nên dùng que thử thai và gặp bác sĩ ngoài quan sát những dấu hiệu được nêu trên.
Xem thêm:
- 10 dấu hiệu sớm chứng tỏ bạn đang trong thai kỳ
- Đừng nhầm lẫn triệu chứng ung thư ruột với dấu hiệu của thai kỳ