Bao trọn kinh nghiệm đẻ mổ lần 2 mà các mẹ nên tìm hiểu

Hiện nay sinh mổ là phương pháp phổ biến, đặc biệt các mẹ đã mổ đẻ ở lần thứ nhất thì phần trăm tiếp tục đẻ mổ lần 2 là rất lớn. Vậy các mẹ cần chuẩn bị kiến thức và tâm lý như thế nào trước khi sinh mổ lần 2, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Bao trọn kinh nghiệm đẻ mổ lần 2 mà các mẹ nên tìm hiểu Bao trọn kinh nghiệm đẻ mổ lần 2 mà các mẹ nên tìm hiểu

Khi nào nên đẻ mổ lần 2?

Trên thực tế, hầu như các ca sinh mổ lần đầu đều có xu hướng sinh mổ lần 2 vì khoảng cách giữa hai lần quá gần để sinh thường. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng vậy, thông thường các bác sĩ sẽ khuyên bạn sinh mổ nếu gặp phải những tình huống sau đây:

  • Khung xương chậu của thai phụ quá hẹp và không thể mở rộng thêm.
  • Khoảng cách giữa 2 lần mang thai là dưới 16 tháng.
  • Thai phụ có một nhau tiền đạo một phần (nhau thai bị trũng xuống).
  • Thai phụ đã từng bị vỡ tử cung trong quá trình sinh trước đó.
  • Thai phụ đã có một vết cắt dọc hoặc hình chữ T, J ở bụng sau lần sinh đầu tiên.
  • Thai phụ đã từng xảy ra triệu chứng tiền sản giật.
  • Ngôi thai nằm ngang hoặc ngược.
  • Thai nhi làm tổ ở ngay gần vết mổ tử cung.
  • Bạn đã từng phẫu thuật tử cung trước đó.
  • Thai nhi đã trên 42 tuần.
  • Bạn có một cặp song sinh hoặc hơn.
  • Bạn đã trên 40 tuổi.
vicare.vn-bao-tron-kinh-nghiem-de-mo-lan-2-ma-cac-me-nen-tim-hieu-body-1

Đẻ mổ lần 2 có đau không?

  • Thông thường, trước khi mổ thì bác sĩ sẽ tiến hành gây tê để mẹ không cảm thấy đau đớn, nhưng mẹ vẫn sẽ cảm nhận được từng thao tác của bác sĩ ở phần bụng dưới.
  • Sau khi sinh xong thì mẹ vẫn sẽ chưa cảm thấy gì vì thuốc tê vẫn còn. Nhưng đến khoảng 5 – 6 tiếng sau, mẹ sẽ cảm thấy đau nhức tại vết mổ và lần đau này có thể sẽ càng khủng khiếp hơn nếu là lần thứ 2 mẹ sinh mổ. Cơn đau này khủng khiếp tới nỗi bạn sẽ rất khó khăn trong việc ngồi dậy hoặc đi lại.
  • Bởi vì đây là vết mổ cũ nên sẽ lâu lành hơn lần trước, tùy vào sự chăm sóc và cơ địa của mỗi người mà vết mổ sẽ có thời gian lành khác nhau. Nhưng thông thường là khoảng từ 1 – 2 tuần, cũng có những mẹ phải mất đến 3 tuần thì vết mổ mới không đau nhức nữa.
  • Trong thời gian chờ hồi phục và chờ cho vết mổ ngừng đau thì tốt nhất mẹ không nên nằm quá nhiều, dù đau nhưng mẹ cũng nên đứng dậy và đi lại nhẹ nhàng, từ tốn để tránh nguy cơ bị dính ruột và giúp cho vết mổ nhanh lành hơn.
  • Ngoài ra, hãy nhớ vệ sinh vết mổ sạch sẽ hàng ngày theo hướng dẫn của y tá, tránh để nước dính vào vết mổ và theo dõi thường xuyên vết mổ có những dấu hiệu lạ như đau nhức, sưng tẩy, chảy dịch...không, nếu có mẹ cần tới ngay cơ sở y tế để khám nhé?

Rủi ro mà mẹ có thể gặp phải khi đẻ mổ lần 2

Thông thường, nếu mẹ đã đẻ mổ lần đầu thì khả năng cao sẽ đẻ mổ trong lần 2. Không chỉ vậy, những rủi ro mà mẹ có thể gặp phải trong lần 2 này cũng sẽ cao hơn lần 1. Đầu tiên phải kể đến nguy cơ nứt sẹo vết mổ, mặc dù khá hiếm gặp nhưng nếu vết sẹo của mẹ bị nứt, dẫn đến tình trạng vỡ tử cung thì cả tính mạng của mẹ và thai nhi đều bị đe dọa. Khả năng này dễ gặp ở những phụ nữ mang thai dưới 18 tháng sau khi sinh mổ lần đầu.

Bên cạnh đó, những mẹ bầu sinh mổ lần 2 cũng dễ gặp các bất thường về nhau thai như: nhau tiền đạo, nhau bong non, nhau cài răng lược. Trong đó nhau cài răng lược là biến chứng vô cùng nguy hiểm, nó không chỉ tác động xấu tới tử cung của mẹ mà còn ảnh hưởng tới các bộ phận xung quanh như ruột, bàng quang,... Trong khi mổ đẻ, nếu không cấp cứu kịp thời, mẹ có thể sẽ phải cắt bỏ tử cung.

Vì là vết mổ 2 lần nên chắc chắn khả năng hồi phục của mẹ sau sinh mổ lần 2 sẽ chậm hơn nhiều so với lần 1. Không chỉ phải chịu nhiều đau đớn hơn, mà vết mổ cũng có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn nên mẹ thường phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau. Đây đều là những loại thuốc ảnh hưởng tới nguồn sữa và chất lượng sữa của mẹ.

vicare.vn-bao-tron-kinh-nghiem-de-mo-lan-2-ma-cac-me-nen-tim-hieu-body-2

Mẹ nên làm gì để có một cuộc đẻ mổ lần 2 an toàn?

Để cuộc sinh mổ diễn ra an toàn, thai nhi chào đời khỏe mạnh, trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên thực hiện những điều sau:

  • Khám thai đúng định kỳ: Việc khám thai trong lần hai không chỉ giúp mẹ nắm rõ được tình trạng thai nhi mà còn để bác sĩ kiểm tra tình hình vết mổ cũ. Để thuận tiện cho việc theo dõi của bác sĩ, mẹ cần cung cấp các thông tin của lần sinh trước, bao gồm: thời gian mổ, chu kỳ kinh cuối, nguyên nhân sinh mổ, biến chứng sau sinh (nếu có), thời gian vết mổ phục hồi, các kiêng cữ của mẹ,...
  • Thường xuyên theo dõi cơ thể: Vết mổ cũ vẫn luôn tiền ẩn rủi ro trong lần mang thai thứ 2, do đó, mẹ cần thường xuyên chú ý tới các dấu hiệu của cơ thể. Nếu thấy có bất kỳ một biểu hiện bất thường nào như: đau vết mổ cũ, ra máu,... mẹ nên tới ngay các cơ sở y tế để kiểm tra nhé.
  • Bên cạnh đó, mẹ cũng cần thiết lập một chế độ ăn uống điều độ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫn kiểm soát được mức cân nặng. Tránh để tình trạng tăng quá nhiều cân, thai nhi to sẽ làm nguy cơ vết mổ cũ bị bục cao hơn.
  • Chuẩn bị sẵn sàng trước khi sinh: Chắc hẳn mẹ đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong lần sinh mổ thứ 2. Tuy nhiên không phải vì thế mà mẹ chủ quan đâu nhé. Mẹ vẫn cần chuẩn bị đầy đủ mọi thứ, bao gồm cả bệnh viện sinh, mua sắm đồ đi sinh và nhất là trước khi nhập viện sinh, hãy tắm rửa sạch sẽ, “dọn dẹp” “đám cỏ” vùng bụng dưới, đồng thời tuyệt đối không ăn uống gì trong vòng 12 tiếng trước khi mổ nhé.

Xem thêm:

  • Vết mổ đẻ bao lâu thì hết đau?
  • Mổ đẻ ăn được những loại rau gì ?
  • Loại vết rạch được thực hiện khi mổ đẻ