Bao nhiêu tuổi nên tầm soát ung thư vú?

Có một điều thực tế là 80% bệnh nhân có thể trị khỏi bệnh nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách. Do vậy, tầm soát ung thư vú được xem là việc làm vô cùng ý nghĩa và quan trọng để giúp bệnh nhân sớm tìm ra bệnh và được chữa khỏi hoàn toàn.

Bao nhiêu tuổi nên tầm soát ung thư vú? Bao nhiêu tuổi nên tầm soát ung thư vú?

Theo thống kê, nước ta mỗi năm có tới 15.000 phụ nữ mắc căn bệnh ung thư vú, trong đó có tới 5.000 ca bệnh nhân tử vong. Vậy việc tầm soát nên thực hiện trong độ tuổi bao nhiêu? Bạn đã hiểu gì về căn bệnh này?

1. Giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh ung thư vú

Ung thư vú là gì?

Đây là căn bệnh xảy ra khi các tế bào trong vú có dấu hiệu bất thường, sinh trưởng và phát triển vượt ngoài mức kiểm soát. Những tế bào này thường xuất hiện ở nhiều bộ phận nhưng phổ biến nhất là bắt nguồn từ ống dẫn sữa hay là những tiểu thùy của vú. Chúng sẽ sinh trưởng và xâm nhập vào những mô khác trong cơ thể hình thành nên các khối u. Chúng ta hoàn toàn có thể cảm nhận được các khối u khi sờ, nắn, bóp.

Bệnh thường xảy vào độ tuổi 60-65. Tuy nhiên ở Việt Nam thì lứa tuổi bị bệnh này lại trẻ hóa hơn trong độ lứa tuổi 40-45. Thậm chí nhiều trường hợp bị căn bệnh ung thư này ở tuổi còn rất trẻ. Chính vì vậy, việc tầm soát ung thư vú là cách giúp người bệnh phát hiện ra bệnh sớm nhất và có cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

vicare.vn-bao-nhieu-tuoi-nen-tam-soat-ung-thu-vu-body-1

2. Nguyên nhân gây bệnh ung thư vú

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này, cụ thể như sau:

  • Tuổi tác: Tuổi trung bị mắc bệnh này là 60 tuổi. Giai đoạn dễ bị bệnh tại Việt Nam là 40-45 tuổi.
  • Tiền sử bệnh cá nhân: Thường phụ nữ mắc bệnh ung thư đại tràng hay ung thư buồng trứng hoặc là ung thư cổ tử cung sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
  • Tiền sử bệnh gia đình: Người có quan hệ huyết thống với người bị bệnh thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Chế độ ăn uống: Ông cha ta thường có câu bệnh do miệng mà ra. Việc ăn uống vô tội vạ, không khoa học là nguyên nhân dẫn tới nhiều căn bệnh.

3. Dấu hiệu phát hiện ung thư vú

Mỗi phái đẹp sẽ có dấu hiệu căn bệnh này không giống nhau. Tuy nhiên hầu hết phụ nữ thường có dấu hiệu phổ biến dưới đây:

  • Đau tức ngực một cách ngẫu nhiên, tựa như một nguồn điện chạy từ ngực trái cho đến ngực phải.
  • Ngứa ở ngực, ngực nổi các nốt đỏ, sần sùi (thường xảy ra trong trường hợp bị ung thư vú dạng viêm)
  • Đau lưng, vai và gáy. Đây là hiện tượng khối u đã phát triển mạnh và xâm lấn. Chúng có thể đã di căn tới xương và phát triển thành bệnh ung thư xương thứ cấp.
  • Vùng ngực thay đổi hình dạng, kích thước. Cụ thể như ngực to hơn, chảy xệ và hình dạng không như trước.
  • Núm vú cũng thay đổi, trở nên dẹt, thậm chí thụt vào trong hay có dịch và máu thì nên đi khám ngay lập tức.
  • Cảm thấy bị sưng và có khối u bằng cách nắn, bóp, sờ...

Có nhiều chị em khá lơ là việc kiểm tra hay phát hiện sự thay đổi của vùng ngực, khi họ biết mình bị bệnh rồi thì thường vào giai đoạn nặng. Do đó, việc tầm soát ung thư vú là việc làm vô cùng cần thiết và ý nghĩa giúp chị em phát hiện bệnh sớm nhất. Từ đó, chị em có thể yên tâm trị dứt điểm căn bệnh.

>> Xem thêm:

Nội dung tư vấn của bác sĩ Nguyễn Thị Hương Linh, Phó trưởng khoa - Khoa Sản phụ khoa (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City) về ung thư vú:

Tầm soát ung thư vú (phần 1): Các dấu hiệu nhận biết

Tầm soát ung thư vú (phần 2): Chẩn đoán và điều trị ung thư vú

vicare.vn-bao-nhieu-tuoi-nen-tam-soat-ung-thu-vu-body-2

4. Bao nhiêu tuổi nên tầm soát ung thư?

Khi nào nên tầm soát ung thư?

Các bác sĩ đưa ra lời khuyên rằng phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên đi tầm soát. Tuy nhiên trong độ tuổi 20-40 tuổi thì có thể cân nhắc về việc tầm soát. Đây là cách giúp chị em sớm phát hiện ra căn bệnh nguy hiểm này và có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nhờ việc tầm soát mà rất nhiều phái đẹp duy trì được sự sống và trở lại cuộc sống bình thường.

  • Từ 40-49 tuổi: chị em nên tiến hành tầm soát trung bình 1-2 năm một lần
  • Từ 50-74 tuổi: việc tầm soát sẽ thực hiện 2 năm 1 lần. Nếu có dấu hiệu gợi ý thì việc tầm soát sẽ được thực hiện với tần suất liên tục hơn.
  • Trên 75 tuổi: việc tầm soát sẽ được tiến hành 2 năm 1 lần.

5. Các phương pháp tầm soát ung thư vú

Hiện nay, các phương pháp tầm soát khá đa dạng và hiện đại. Chúng giúp các bác sĩ sớm phát hiện ra điều bất thường tại vùng ngực. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị cho bệnh nhân phù hợp và hiệu quả nhất.

  • Chụp X-quang tuyến vú: Phụ nữ khi bước qua độ tuổi 40 thì nên chụp X-quang khoảng mỗi năm 1 lần.
  • Khám lâm sàng tuyến vú: Phái đẹp trong độ tuổi 20-30 có thể tiến hành khám lâm sàng tuyến vú. Khi có dấu hiệu bất thường, chị em sẽ được tiến hành các phương pháp cụ thể hơn để biết tình hình bệnh.
  • Siêu âm vú: Qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ phát hiện ra các khối u, hạch trong tuyến vú.
  • Chụp cộng hưởng từ: Đây là phương pháp mang lại kết quả chính xác và ưu việt hơn so với các phương pháp trên.
  • Sinh thiết vú: Phương pháp này được tiến hành bằng cách lấy mô từ vú để kiểm tra dưới kính hiển vi. Từ đó bác sĩ có thể biết được bạn bị bệnh hay không.
  • Xét nghiệm tế bào học: Đây là phương pháp hiện đại và mang đến kết quả chẩn đoán nhanh, chính xác.
vicare.vn-bao-nhieu-tuoi-nen-tam-soat-ung-thu-vu-body-3

Để sàng lọc và phát hiện sớm bệnh ung thư vú bạn nên đến khoa Ung Bướu Vinmec để được hưởng chế độ chăm sóc y tế đầy đủ, hiện đại nhất. Vinmec áp dụng các kỹ thuật tầm soát ung thư vú và phác đồ điều trị phù hợp, tiên tiến bậc nhất thế giới. Bạn sẽ được hưởng chế độ chăm sóc y tế tối ưu với chi phí hợp lý nhất.

Hy vọng với những gì chia sẻ như trên bạn biết được khi nào nên tiến hành tầm soát ung thư vú. Bên cạnh đó bạn hiểu hơn về căn bệnh ung thư vú và biết được rằng mình nên đi khám ở đâu để hưởng chế độ y tế dịch vụ tốt nhất. Vinmec chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho mọi phụ nữ.

Xem thêm:

  • Nên tầm soát ung thư vú ở bệnh viện nào?
  • 40% bệnh nhân ung thư vú đi khám ở giai đoạn muộn, không có nhiều cơ hội sống
  • Vết trợt da ở nhũ hoa cảnh báo thể ung thư vú hiếm gặp