Bạn đã biết thuốc xông mũi họng nào hiệu quả hay chưa?

Vào những ngày thời tiết thay đổi thất thường, môi trường không khí ô nhiễm, khói thuốc lá, các thức ăn gây dị ứng, các chất có mùi lạ, khiến bạn dễ bị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Và ngày nay việc chọn phương pháp điều trị bằng các loại thuốc xông, trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên ít ai có thể biết được tác dụng mang lại lại của những loại thuốc này, v

Bạn đã biết thuốc xông mũi họng nào hiệu quả hay chưa? Bạn đã biết thuốc xông mũi họng nào hiệu quả hay chưa?

à nên dùng thuốc xông mũi họng nào là phù hợp.

Lợi ích của việc dùng thuốc xông mũi họng

Nếu như ngày trước mỗi lần mắc phải các triệu chứng về hô hấp, bạn hay sử dụng các loại thuốc được bào chế bằng đường uống. Thì nay đã có một phương pháp tiện lợi, hiệu quả hơn rất nhiều.

Việc sử dụng thuốc để xông mũi họng, sẽ giúp nhanh chóng phát huy hiệu quả ức chế bệnh tình. Vì thuốc được đưa đến trực tiếp các niêm mạc ở vùng mũi - họng, thanh quản, khí quản, phế nang... Nhờ vậy mà sẽ có tác dụng rất nhanh. Đặc biệt là dùng trong việc khắc phục nhanh cho những người bị lên cơn suyễn. Trong khi dùng thuốc bằng đường tiêm, hay đường uống phải mất nhanh nhất từ 15 đến 30 phút thì phương pháp dùng thuốc xông mũi họng được nhiều người lựa chọn hơn.

Ngoài ra loại thuốc này còn có ưu điểm là hạn chế được những tác dụng phụ thường có khi uống hoặc tiêm như tay chân run, hồi hộp, nhịp tim nhanh, chóng mặt...

vicare.vn-ban-da-biet-thuoc-xong-mui-hong-nao-hieu-qua-hay-chua-body-1

Những loại thuốc xông mũi họng

Hiện nay việc xông mũi họng bằng thuốc thường được áp dụng tại các bệnh viện chuyên khoa tai mủi họng. Đây là cách để điều trị các bệnh như viêm phế quản cấp, viêm mũi, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn...

Và loại thuốc xông kháng sinh được sử dụng khá phổ biến là thuốc argyrol, ephedrin, naphtazoline và gentamycine... Những loại thuốc xông mũi họng thường được các bác sĩ sử dụng xông mũi cho bệnh nhân bằng máy khí dung tại chỗ, để làm giãn phế quản hay loãng đờm giúp bệnh nhân dễ thở hơn.

Ngoài ra, ở các trường hợp trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thường bị tắc đờm nhớt thì người ta sẽ sử dụng nước muối như một loại thuốc xông mũi hiệu quả.

Bên cạnh đó bạn cũng cũng có thể dùng một số loại lá như khuynh diệp, bạc hà, lá chanh, lá tía tô... để đưa vào máy khí dung cũng là cách xông mũi hữ hiệu. Làm thông mũi họng, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh cảm cúm, nghẹt mũi, viêm mũi...

vicare.vn-ban-da-biet-thuoc-xong-mui-hong-nao-hieu-qua-hay-chua-body-2

Lưu ý khi dùng thuốc xông mũi họng

Để có thể áp dụng được phương pháp xông mũi họng, bạn cần phải trang bị thêm máy xông mũi (hay còn được gọi là máy khí dung).

Và trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều loại máy này, với giá thành khác nhau. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn các loại máy uy tín và chất lượng. Máy phải được gắn thêm hệ thống lọc khí, ngăn bụi... thì mới có thể đảm bảo khi sử dụng. Và các loại thuốc xông mũi cũng có nhiều loại, kể cả những loại chất lượng, được cấp phép hay các loại kháng sinh trôi nổi... bạn cũng không nên tùy tiện mua về sử dụng.

Vì mỗi bệnh lý đều có loại thuốc xông phù hợp, và chắc chắn phải được sự chỉ định. Hường dẫn rõ ràng từ thầy thuốc. Cho nên theo khuyến cáo, mặc dù bất cứ ai cũng có thể sử dụng máy khí dung và thuốc xông mũi họng. Nhưng trước khi sử dụng, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn cụ thể cách dùng như thế nào cho phù hợp.

Ngay cả những loại tinh dầu từ các loại lá tự nhiên, cũng không được khuyến khích tự ý sử dụng. Đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 18 tháng.

Khi sử dụng thuốc xông mũi họng, cần pha thuốc đúng cách. Tránh pha tăng hay giảm liều lượng, quá loãng hay quá đặc đêu không tốt. Nếu không áp dụng đúng, sẽ gây ra ức chế hô hấp, gây nghiện hoặc thậm chí là làm giảm khả năng của khứu giác. Mỗi lần xông không nên quá 15 phút

Ngoài ra đối với máy xông, sau mỗi lần sử dụng nên vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt là bộ phận lọc khí, đường ống dẫn khí... Khi sử dụng thuốc xông mũi họng với máy xông khí, có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn như ho, khàn giọng... Vì vậy người bệnh nên thực hiện đúng cách và đúng phương pháp theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, khuyến cáo người đọc không nên tự ý thực hiện tại nhà và tùy tiện sử dụng thuốc.

Xem thêm

  • 3 cách điều trị cảm cúm không cần đến kháng sinh

  • Sổ mũi viêm họng uống thuốc gì cho nhanh khỏi?