Bạn có tin stress căng thẳng cũng gây nên béo bụng hay không?
Ngày nay, stress được xem như là kẻ thù của sức khỏe vì gây ra vô số hệ lụy nguy hiểm. Một trong số đó, stress căng thẳng cũng gây nên béo bụng. Theo thống kê, 80% người bị stress, tuy có thể khó ngủ nhưng lại ăn rất ngon. Họ thậm chí ăn nhiều, ăn quá nhanh và rất háo ngọt.
Bạn có tin stress căng thẳng cũng gây nên béo bụng hay không?
Stress căng thẳng cũng gây nên béo bụng
Không ít người vẫn lầm tưởng rằng, stress sẽ khiến bản thân mệt mỏi, không muốn ăn uống gì cả, nhưng thực ra quan niệm này là sai lầm. Rất nhiều người phải đồng hành cùng stress tuy mệt mỏi và có thể khó ngủ nhưng lại ăn rất ngon.
Họ thậm chí nhiều lần trong ngày nhưng lại ăn quá nhanh và nhất là ưa món ngọt. Đó là một trong những câu trả lời cho nhận định stress căng thẳng cũng gây nên béo bụng. Trước, trong và sau khi bị stress người bệnh rất cần năng lượng cho cơ thể để bù đắp những thiếu hụt từ năng lượng đến chất đạm và. Người bị stress vì thế có khuynh hướng “hảo ngọt”, do đường vừa là chất cung cấp năng lượng nhanh nhất, vừa có tác dụng trấn an thần kinh vốn nhạy cảm dưới kích ứng của stress.
Đáng tiếc, thói quen ăn ngọt cũng tương tự như nghiện cà phê, thuốc lá, nghĩa là sớm muộn cũng phải tăng liều. Điều này không tốt cho bệnh nhân bị stress.
Cũng vì quen với lượng đường cao trong máu nên người bị stress rất dễ đói bụng và thậm chí tỏ ra bực bội nếu chưa được ăn ngay lúc đó dẫn đến béo bụng stress.
Căn nguyên xảy ra điều này là do ảnh hưởng của nội tiết tố corticosteroid của tuyến thượng thận sản sinh trong tình huống stress. Tuyến thượng thận không phóng thích nội tiết tố ở lượng đủ dùng mà cao hơn nhu cầu trên thực tế của người bị stress. Do đó làm tích lũy corticosteroid khiến người bệnh chả khác nào bị ngộ độc thuốc.
Do phản ứng huy động chất đường của corticoid khiến người bị stress chẳng khác người bệnh tiểu đường bao nhiêu. Từ đó gây rối loạn biến dưỡng chất béo, hậu quả là làm tăng mỡ máu. Hơn nữa, mỡ được ký gửi dưới thành bụng khiến tăng kích cỡ vòng 2, béo bụng stress.
Tác hại của nội tiết tố tuyến thượng thận tiếp tục kéo dài khá lâu cho dù tình huống stress đã thuyên giảm. Do đó, cách tốt nhất để phòng chống stress là làm sao để stress đừng xuất hiện.
Cách khắc phục tình trạng béo bụng stress
Thông thường, kiểu béo toàn bộ bụng không tập trung riêng biệt, kèm theo tần suất bị đầy hơi, chướng bụng tăng lên, rất có thể do hệ tiêu hóa của bạn hoạt động không tốt. Để hạn chế tình trạng stress căng thẳng cũng gây nên béo bụng, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Giảm tối đa ăn ngọt khi căng thẳng thần kinh. Thay vào đó nên ăn trái táo, đậu phộng. Đặc biệt nên tăng cường các loại chất xơ từ rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt, để giảm mỡ và tiêu hóa tốt, giúp bụng nhỏ lại. Bạn nên cắt giảm tối đa gluten (thực phẩm từ bánh mì, pizza, bánh ngọt..v.v..) và các loại sữa đóng hộp. Lên kế hoạch tập luyện và dinh dưỡng khoa học, tránh xa đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, tăng cường các loại protein dễ tiêu hóa như cá, thịt gà, thịt nạc..v.v...Chú trọng bữa ăn sáng, ăn đầy đủ dinh dưỡng. Khi ăn nhai kĩ, ăn chậm và uống cốc nước ấm sau khi ăn để tiêu hóa tốt hơn. Bổ sung các chế phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, men tiêu hóa
- Tránh uống cà phê đá.
- Khi tập luyện, không quá phụ thuộc vào máy móc, tập đúng động tác và cường độ. Cần có sự kết hợp nhiều bài tập với nhau để cả cơ thể cân đối, tăng hiệu quả giảm mỡ toàn thân. Tập thiền, tập gập bụng và các bài tập bổ trợ như squat, plank...
- Duy trì thói quen ngủ đúng giờ và nên ngủ sớm (trước 11h). Điều chỉnh nhịp thở đều đặn và tắm nước nóng sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.
- Bổ sung thêm Magie giúp giảm stress: Có nhiều trong các loại rau màu xanh đậm, các loại hạt...
Xem thêm:
- 4 cách để giải quyết tình trạng căng thẳng
- Cách kiểm soát căng thẳng bằng thức ăn
- Các bài tập thể dục giảm mỡ bụng hiệu quả nhất