Bạn có phải là người nghiện rượu không?
Cồn là một trong những chất được tiêu thụ rộng rãi nhất trên toàn thế giới hàng ngàn năm qua. Nó cũng là một chất có khả năng gây nghiện. Trong số những người sử dụng rượu, có ít nhất 10% nghiện rượu, 11-15% uống nhiều và uống rượu quá đà. Rượu là một dạng chất khiến não trì trệ, do đó nó làm giảm đi sự kiềm chế của chúng ta. Nếu dùng một lượng nhỏ, nó có thể giảm căng thẳng...
Bạn có phải là người nghiện rượu không?
Cồn là một trong những chất được tiêu thụ rộng rãi nhất trên toàn thế giới hàng ngàn năm qua. Nó cũng là một chất có khả năng gây nghiện. Trong số những người sử dụng rượu, có ít nhất 10% nghiện rượu, 11-15% uống nhiều và uống rượu quá đà.
Rượu là một dạng chất khiến não trì trệ, do đó nó làm giảm đi sự kiềm chế của chúng ta. Nếu dùng một lượng nhỏ, nó có thể giảm căng thẳng và lo lắng, nhưng nếu dùng quá nhiều, nó sẽ gây buồn ngủ và mất cân bằng v.v... Nghiện rượu là một loại bệnh về não và nó luôn ở tình trạng dễ tái phát mãn tính. Sử dụng cồn lâu dài có thể gây ra những thay đổi vĩnh viễn về cấu trúc và chức năng não có thể kéo dài trong nhiều năm, thậm chí ngay cả khi đã ngừng sử dụng.
Làm thế nào để biết mình có nghiện rượu hay không?
- Bạn thèm uống rượu quá mức bình thường.
- Bạn không thể kiểm soát việc dùng rượu, trừ khi có tác động của thuốc hay điều trị tâm lý.
- Không có chuyện gì trong cuộc sống khiến bạn vui vẻ hơn rượu.
- Bạn tăng dần số lượng sử dụng để có được hiệu quả như cũ.
- Xuất hiện các triệu chứng khi cai nghiện do giảm lượng sử dụng hoặc ngừng sử dụng.
- Gây nhiễu cuộc sống cá nhân hoặc khả năng công tác.
Triệu chứng cai nghiện
- Run tay
- Buồn nôn/Nôn mửa
- Lo lắng/Yếu ớt
- Nhịp tim tăng cao/Toát mồ hôi
- Đau đầu/Ngủ không sâu
Một vài triệu chứng nghiêm trọng có thể khiến bạn choáng, ảo giác, thay đổi cảm xúc.
Tác động của cồn với sức khỏe của bạn.
- Tổn thương gan – viêm gan và xơ gan
- Xơ vữa động mạch – mạch máu dày lên
- Viêm dạ dày/viêm tụy cấp – đau bụng dữ dội
- Suy nhược và các bệnh về thần kinh khác
- Chết khi sử dụng quá nhiều và thiếu thận trọng.
Làm thế nào để cai rượu?
- Đánh giá xem bạn đang gặp vấn đề gì với rượu – (những tác hại thể chất, vấn đề về tâm lý, dư vị không tốt, hoa mắt v.v..) Nhận ra và chấp nhận rằng mình đang có vấn đề chính là bước đầu tiên.
- Hiểu rằng nó là một căn bệnh về não và bạn có thể mất khả năng kiểm soát nó.
- Hãy suy nghĩ về những ưu và khuyết điểm của việc uống rượu mỗi khi bạn cảm thấy muốn uống.
- Hãy cố gắng giảm lượng rượu mà bạn uống mỗi ngày.
- Tránh những tình huống khiến bạn nghĩ đến việc uống rượu.
- Hãy giữ cho mình thật năng động. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn khi thay đổi và cải thiện sức khỏe của mình.
- Làm từng bước một để tránh tái nghiện sau khi đã ngừng uống rượu.
- Đừng thất vọng nếu bạn tái nghiện, tái nghiện là chuyện có thể lường trước được.
- Nếu nghiện nặng và không thể cai được, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ và tư vấn từ các chuyên gia.
Dr. Naveen Jayaram (*)
(Nguồn: www.practo.com)