Bạn có muốn biết lý do tại sao trong ngày đèn đỏ bị tiêu chảy không?

Vào những ngày hành kinh, cơ thể của chị em phụ nữ rất nhạy cảm, ngoài việc phải mất đi một lượng máu đáng kể thì kèm theo đó là một loạt các triệu chứng gây mệt mỏi cho chị em cả về thể chất lẫn tinh thần như chuột rút, đau đầu, đau bụng, đau lưng, mặt nổi mụn, căng tức hai bầu ngực.... Trong đó có một vấn đề mà chị em rất ngại chia sẻ là bị tiêu chảy. Vậy bạn có muốn biết lý do tại sao trong ngày đèn đỏ bị tiêu chảy không?

Bạn có muốn biết lý do tại sao trong ngày đèn đỏ bị tiêu chảy không? Bạn có muốn biết lý do tại sao trong ngày đèn đỏ bị tiêu chảy không?

Vào những ngày hành kinh, cơ thể của chị em phụ nữ rất nhạy cảm, ngoài việc phải mất đi một lượng máu đáng kể thì kèm theo đó là một loạt các triệu chứng gây mệt mỏi cho chị em cả về thể chất lẫn tinh thần như chuột rút, đau đầu, đau bụng, đau lưng, mặt nổi mụn, căng tức hai bầu ngực.... Trong đó có một vấn đề mà chị em rất ngại chia sẻ là bị tiêu chảy. Vậy bạn có muốn biết lý do tại sao trong ngày đèn đỏ bị tiêu chảy không?

Bạn có muốn biết lý do tại sao trong ngày đèn đỏ bị tiêu chảy không?

Bị tiêu chảy trong những ngày đèn đỏ là một hiện tượng mà bạn có thể không cần lo lắng. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà có thể bị tiêu chảy hoặc bị táo bón. Theo Bác sĩ Lois McGuire từ Tổ chức Y tế Mayo Clinic cho biết, bà đã từng gặp rất nhiều trường hợp bị tiêu chảy trong thời kỳ kinh nguyệt và đây không phải là điều đáng lo ngại.

Lý do làm tiêu chảy trong ngày đèn đỏ là do sự thay đổi hàm lượng progesterone trong cơ thể và do sự co bóp của tử cung.

Progesterone là một trong những hormone quan trọng chịu trách nhiệm cho những thay đổi liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt và mang thai. Loại hormone này cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi của phân trong những ngày đèn đỏ. Bác sĩ Lois McGuire cũng đã lý giải cho điều này như sau: "Progesterone làm quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn, từ đó khiến các cô gái thường gặp phải tình trạng táo bón vào những ngày trước đó. Sau đó, họ sẽ đi tiểu nhiều và gặp phải tình trạng tiêu chảy ngay khi mức progesterone giảm xuống trong kỳ kinh nguyệt".

vicare.vn-ban-co-muon-biet-ly-do-tai-sao-trong-ngay-den-do-bi-tieu-chay-khong-body-1

Mặt khác, khi mức progesterone giảm xuống sẽ làm cho lớp nội mạc tử cung bong ra (tạo ra máu trong chu kỳ kinh nguyệt). Các tế bào ở tử cung bắt đầu sản xuất ra hormone prostaglandin, giúp thúc đẩy hiện tượng bong các niêm mạc và mô trong tử cung đi ra cùng với máu. Khi cơ thể bị tiêu chảy thì đồng nghĩa với việc hàm lượng hormone prostaglandin đang ở mức cao. Theo bác sĩ phụ khoa Jennifer Gunter - blogger nổi tiếng ở San Francisco, giải thích rằng : "Phân lỏng hơn so với bình thường, phải đi vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn và cảm giác cấp bách diễn ra nhiều hơn... là tất cả các tác dụng phụ phổ biến của hiện tượng gia tăng mạnh lượng prostaglandin trong cơ thể".

Còn theo bác sĩ Lois McGuire thì prostaglandin có tác dụng nhuận tràng và các chuyên gia cũng cho rằng nó chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiêu chảy trong kỳ kinh nguyệt.

Cách kiểm soát tình trạng tiêu chảy trong những ngày đèn đỏ

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Nên lựa chọn các thực phẩm có chất xơ hòa tan. Nó có thể giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy bằng cách hấp thụ nước và thêm số lượng lớn vào phân. Thực phẩm có chất xơ hòa tan bao gồm các loại thực phẩm như yến mạch, các loại đậu, khoai lang, táo, xoài, mận, quả mọng, đào, kiwi và quả sung cũng chứa chất xơ hấp thụ chất lỏng làm tăng lượng phân.

Nến hạn chế các thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan như gạo nguyên cám, bông cải xanh, rau chân vịt, cà rốt, dưa chuột, rau diếp, cần tây... vì nó có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng nề hơn. Tránh các chất kích thích tiêu hóa như cà phê, hay rượu bia và uống quá nhiều nước.

vicare.vn-ban-co-muon-biet-ly-do-tai-sao-trong-ngay-den-do-bi-tieu-chay-khong-body-2

Sử dụng thuốc

Ngoài điều chỉnh chế độ ăn uống ra, những người bị tiêu chảy trong ngày “đèn đỏ” cũng có thể cân nhắc sử dụng thuốc tránh thai. Khi bạn sử dụng thuốc tránh thai, đến chu kỳ kinh, prostaglandin sẽ sản sinh ít hơn rất nhiều. Nó sẽ dẫn đến hệ quả là nhu cầu đi đại tiện cũng giảm xuống trong chu kỳ kinh nguyệt. Phương pháp này có hiệu quả rất tốt đối với tình trạng tiêu chảy tuy nhiên bạn nên cân nhắc khi sử dụng và tốt nhất nên có hướng dẫn của bác sĩ.

Khi nào cần tìm đến bác sĩ ?

Không phải bất kì phụ nữ nào cũng đều gặp phải các vấn đề về tiêu hóa mỗi khi đến ngày đèn đỏ. Nếu bạn gặp phải hiện tượng đau nhức và chuột rút đi kèm thì nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được khám ngay. Trường hợp bị đau bụng kinh và tiêu chảy thì nhiều khả năng bạn đã mắc bệnh lạc nội mạc tử cung.

Theo thống kê, có khoảng 12% dân số mắc hội chứng kích thích ruột , với những người này thì vấn đề như táo bón, tiêu chảy có thể tồi tệ hơn khi đến thời kì có kinh nguyệt. Nếu nghi ngờ mình mắc phải hội chứng kích thích ruột thì nên đến gặp ngay bác sĩ để tìm ra hướng điều trị thích hợp.

Qua bài viết bạn có muốn biết lý do tại sao trong ngày đèn đỏ bị tiêu chảy không giúp chúng ta biết rằng sự thay đổi phân trong chu kỳ kinh nguyệt là hoàn toàn bình thường và bạn không cần phải quá lo lắng. Chỉ cần lựa chọn các loại thực phẩm thích hợp trong chế độ ăn, có một lối sống tích cực thoải mái cũng có thể giúp bạn giảm số lần phải đến nhà vệ sinh trong những ngày đèn đỏ khó chịu.

Xem thêm:

  • Đau đầu trong ngày đèn đỏ có đáng lo?
  • Kinh nguyệt màu nâu là dấu hiệu bệnh gì?
  • Chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào đến ngày nào?