Bạn có biết màu sữa mẹ như thế nào là tốt cho trẻ hay không?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu và duy nhất cho trẻ nhỏ đặc biệt là những tháng đầu khi trẻ mới chào đời. Tuy nhiên, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh vấn đề về màu sữa mẹ? Đặc biệt không phải mẹ cứ ăn uống đầy đủ, thoải mái, tự nhiên là nguồn sữa mẹ cung cấp cho con sẽ hoàn toàn là nguồn sữa tốt.

Bạn có biết màu sữa mẹ như thế nào là tốt cho trẻ hay không? Bạn có biết màu sữa mẹ như thế nào là tốt cho trẻ hay không?

Có nhiều cách để nhận biết sữa mẹ có tốt hay không, và một trong những cách nhận biết dễ nhất và chính xác cao chính là dựa vào màu của sữa mẹ.

Màu sữa mẹ loại sữa non

Nguồn sữa mẹ được tiết ra từ ti của người phụ nữ khi mang thai, đặc biệt lượng sữa được tiết ra nhiều bắt đầu từ tuần thứ 28 của thai kì. Đối với sữa non, loại sữa này được sản xuất trong giai đoạn cuối của thai kì và vài ngày đầu tiên sau khi người mẹ sinh con. Màu sữa mẹ của loại sữa này có màu vàng nhạt, trông loãng và rất giàu đạm. Theo các chuyên gia, sữa non thường có nhiều kháng thể, lợi khuẩn, nhiều tế bào miễn nhiễm và ít mỡ.

Sữa mẹ khi được truyền sang con và trở thành nguồn dinh dưỡng chính cho bé đặc biệt là những tháng đầu khi bé vừa mới chào đời. Trong sữa mẹ, có nhiều kháng thể lợi khuẩn có tác dụng kháng khuẩn cho bé, giúp bé miễn dịch hình thành cơ chế miễn dịch tốt trong ruột. Mỗi ngày trung bình, bé sẽ ti sữa mẹ từ 10 – 12 lần tùy thuộc vào cơ địa của từng bé và còn số lần ti của trẻ nhiều hay ít còn do thời gian mỗi lần mà bé ti dài hay ngắn.

Lượng sữa non trong người mẹ sẽ ngưng tiết ra từ 3 – 5 ngày đầu sau khi mẹ sinh bé. Tùy vào hệ miễn dịch và cơ địa của từng người mẹ mà lượng sữa non tiết ra nhiều hay ít, nhưng trung bình là từ 10 – 100ml/ ngày. Có nhiều trường hợp mẹ không cho bé ti sữa trực tiếp mà mẹ trực tiếp hút sữa ra bình rồi mang đi trữ đông để bé dùng dần. Tuy nhiên, nếu trường hợp mẹ hút sữa thì mẹ phải kiên trì hút sữa đều đặn để tránh trường hợp căng tức sữa, gây đau nhức và mất sữa.

Màu sữa mẹ có trong lượng sữa non vưa cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho bé vừa duy trì lượng sữa tốt cho con. Đặc biệt là những phụ nữ lần đầu sinh con và mới cho bé ti thì mẹ nên cho bé ti ngay sau 30 phút hoặc 1 giờ sau sinh.


vicare.vn-ban-co-biet-mau-sua-me-nhu-nao-la-tot-cho-tre-hay-khong-body-1

Màu sữa mẹ đối với loại sữa già

Sau giai đoạn 3 – 5 ngày sau khi mẹ dừng tiết ra sữa non, thì từ ngày thứ 10 sau khi bé sinh, mẹ sẽ tiết ra loại sữa chuyển tiếp thường gọi là sữa già hay sữa thuần thục tự nhiên. Màu sữa mẹ có trong sữa già có màu trắng đục và sẽ tiết ra đều đặn trong suốt quá trình cho bé ti.

Nhìn chung, cả 2 loại sữa trên đều tốt cho bé. Lượng sữa được tiết ra nhiều hay ít tùy thuộc vào chất dinh dưỡng mà người mẹ hấp thụ hằng ngày trong từng bữa ăn và từ các chất dinh dưỡng có trong bữa ăn đó.

Ban đầu, sữa sẽ tiết ra hơi ít, nhưng với số lần bé ti trong 1 ngày nhiều lần (có thể tùy từ 10 – 12 lần/ ngày) mà sữa mẹ sẽ tiết ra theo thói quen từ cử ti của bé.

Nuôi con bằng sữa mẹ là cách nuôi vô cùng kinh tế và tiện lợi của người phụ nữ khi được làm mẹ. Mẹ phải hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và cung cấp nguồn sữa thiết yếu cho con, để con có thể phát triển tốt và tăng cường sức khỏe, nhanh ăn chóng lớn.

vicare.vn-ban-co-biet-mau-sua-me-nhu-nao-la-tot-cho-tre-hay-khong-body-2

Sữa già được tiết ra sau khi bé sinh được 10 ngày, thường có màu trắng đục

Ngoài ra mẹ cần lưu ý đặc biệt, có những trường hợp màu sữa mẹ không có màu trắng ngà hay trắng trong mà lại có màu nâu hồng giống như có lẫn máu. Tình trạng này hay xảy ra ở những ngày đầu sau khi sinh, đây là biểu hiện của “Hội chứng đường ống gỉ”, thường hay gặp ở những bà mẹ mới sinh con đầu lòng.

Và thường tình trạng này sẽ khỏ sau vài ngày, tuy nhiên nếu như mẹ có cảm giác đau nhức và lượng sữa bị biến đổi màu sắc trong 1 tuần mà không có tiến triển, hay bé yêu bỏ bú thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám và được tư vấn. Bởi sữa mẹ là dạng chất lỏng có thể thay đổi liên tục, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thường xuyên không ổn định. Vì vậy chính bản thân các bà mẹ nên chủ động theo dõi tình trạng của mình để có hướng xử lý và khắc phục kịp thời.