Bạn có biết cách phân biệt bệnh nấm da đầu và vảy nến da đầu?

Hai loại bệnh nấm da dầu và vảy nến da đầu nhìn cũng khá giống với nhau và nhiều người dễ bị nhầm lẫn, do đó mà chữa trị không hiệu quả. Với bài viết như dưới đây, HoiBenh sẽ giúp độc giả cách phân biệt bệnh nấm da đầu và vảy nến da đầu để độc giả biết, tham khảo, tìm cách chữa trị cho phù hợp.

Bạn có biết cách phân biệt bệnh nấm da đầu và vảy nến da đầu? Bạn có biết cách phân biệt bệnh nấm da đầu và vảy nến da đầu?

Nấm da đầu và vảy nến da đầu đều là hai loại bệnh ngoài da, có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như thẩm mỹ của người bệnh. Về cơ bản, hai loại bệnh này nhìn cũng khá giống với nhau và nhiều người dễ bị nhầm lẫn, do đó mà chữa trị không hiệu quả. Với bài viết như dưới đây, HoiBenh sẽ giúp độc giả cách phân biệt bệnh nấm da đầu và vảy nến da đầu để có cách chữa trị cho phù hợp.

Phân biệt nấm da đầu với vảy nến da đầu

Với những biểu hiện gần giống nhau như: da đầu bị tổn thương, có nhiều mảng tróc vảy mất thẩm mỹ, có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu... nên có không ít người bị nhầm lẫn giữa vảy nến da đầu và nấm da đầu. Chính vì thế, nhiều người trở nên chủ quan nên đã bỏ qua công đoạn thăm khám, tự điều trị ở nhà nên khiến bệnh phát triển nặng hơn. Để có thể phân biệt bệnh nấm da đầu với vảy nến da đầu thì hãy chú ý tới những đặc điểm như sau:

Bệnh vảy nến da đầu

Nguyên nhân gây bệnh: Về cơ bản, chưa tìm ra được nguyên nhân rõ ràng dẫn tới bệnh vảy nến da đầu. Thế nhưng, có thể kể tới một số yếu tố khiến cho bệnh phát triển mạnh như: hệ miễn dịch suy giảm, môi trường sống bị ô nhiễm, thời tiết trở nên khô hanh, tâm lý bị căng thẳng trong thời gian dài...
Biểu hiện:

  • Khi bị vảy nến da đầu, bệnh nhân sẽ có các mảng bị đỏ trên da đầu.
  • Sau đó, các lớp vảy sẽ đóng nhiều hơn và dày lên, trắng như xà cừ, có nhiều lớp.
  • Trong một vài giai đoạn, da của người bệnh sẽ xuất hiện những mụn nước, vỡ ra sẽ để lại lớp vảy cứng và bị bong tróc liên tục.
  • Khi vảy nến trở nên nặng hơn sẽ có những giọt sương huyết. Những giọt này xuất hiện ở vùng trán, ở những nơi tóc không mọc nên dẫn tới việc gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti. Đồng thời, da đầu của người bệnh ngứa ít, không bị rụng tóc và bệnh này không lây.

vicare.vn-phan-biet-benh-nam-da-dau-va-vay-nen-da-dau-body-1

Bệnh nấm da đầu

Nguyên nhân: Nấm da đầu gây ra do nguyên nhân là vệ sinh kém, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, người bệnh hay để tóc ướt khi đi ngủ hoặc là bị lây bệnh từ người khác.
Biểu hiện:

  • Khi bị nấm da đầu sẽ xuất hiện những mảng tròn rộng, sau đó là có các vết lở loét, viêm nhiễm. Ở dạng nhẹ, da đầu của người bệnh sẽ có nhiều hạt bụi gàu nhỏ li ti, ở dạng nhẹ thì gàu sẽ bám thành từng mảng.
  • Da đầu ngứa do bị viêm nhiễm sẽ thường có mùi hôi, tóc bị khô, xơ, bết dính và dễ bị gãy rụng. Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác.
  • Dù không gây ảnh hưởng tới tính mạng nhưng cả bệnh vảy nến da đầu và nấm da đầu đều khiến sinh hoạt và tâm lý của người bệnh bị ảnh hưởng. Thế nên, khi có những biểu hiện bất thường, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám hoặc sử dụng các loại thuốc, chế phẩm đúng cách, phù hợp, an toàn và tránh được bệnh lây lan, bùng phát không kiểm soát.

vicare.vn-phan-biet-benh-nam-da-dau-va-vay-nen-da-dau-body-2

Cách điều trị bệnh vảy nến da đầu và nấm da đầu

Cách điều trị bệnh vảy nến da đầu

Có hai cách để điều trị bệnh vảy nến da đầu là từ thói quen ăn uống hàng ngày và từ những nguyên liệu đơn giản:

  • Người bệnh nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của mình các loại thực phẩm như: bông cải xanh với lượng acid folic dồi dào, có vai trò tổng hợp kháng thể cho bệnh vẩy nến da đầu và các thực phẩm như cá biển, vừng đen, rau quả.
  • Từ những nguyên liệu đơn giản như: dầu dừa (ủ dầu dừa lên đầu trong khoảng 30 phút và gội lại với dầu gội như bình thường); dùng thuốc “thanh bì dưỡng can thang” từ thuốc Nam ngâm rửa, bôi ngoài và uống trong, mang tới hiệu quả tức thì.

Cách điều trị bệnh nấm da đầu

Có thể điều trị bệnh nấm da đầu với 3 cách trị nấm da đầu đơn giản, hiệu quả như sau:

  • Dùng nước cốt chanh: Trong nước cốt chanh có acid và vitamin C sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng giảm cơn ngứa, tiêu diệt các vi nấm gây bệnh. Chỉ cần vắt 3 quả chanh lấy nước cốt, gội sơ qua da đầu rồi bôi nước chanh lên, dùng tay gội cho thật sạch. Sau đó gội lại đầu với dầu gội. Thực hiện như vậy từ 2 - 3 ngày sẽ giúp khỏi bệnh nấm da đầu.
  • Dùng bồ kết trị nấm da đầu: Trong bồ kết có chứa saponin có khả năng tạo bọt, giúp tẩy sạch tế bào da chết và tiêu diệt sạch vi khuẩn.
  • Trị bệnh nấm da đầu với muối tinh: muối có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và loại bỏ được vi nấm có ở trê da đầu ột cách hiệu quả. Hơn nữa, nhiều người còn dùng muối để làm trắng da, ngăn ngừa mụn và rôm sẩy, trị mẩn ngứa ở trên da.
Trên đây là cách để phân biệt bệnh nấm da đầu và vảy nến da đầu mà độc giả có thể tham khảo để xác định chính xác bệnh của mình. Từ đó, tìm ra cho mình phương pháp điều trị hiệu quả, thích hợp.

Chúc bạn sức khỏe!

Huyền Chinh