Bạn có bị hội chứng tiền mãn kinh không?

Triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt thường xuyên làm phiền bạn, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Bạn đã biết mình cần làm gì chưa?

Bạn có bị hội chứng tiền mãn kinh không? Bạn có bị hội chứng tiền mãn kinh không?

Có tới 75% phụ nữ có triệu chứng đau đầu, cáu kỉnh và đầy hơi cùng một số vấn đề khác gây ảnh hưởng tới các mối quan hệ, cuộc sống thường ngày. Vậy chị em đã biết tới PMS (hội chứng tiền mãn kinh) chưa? Hội chứng này được nói đến lần đầu khoảng 30 năm trước. Cho đến ngày nay, các công ty về dược phẩm cũng như y học đang rất chú trọng đến việc điều trị bệnh này như các bệnh lý thông thường khác.

Hội chứng tiền mãn kinh là tập hợp của nhiều triệu chứng về trải nghiệm cảm xúc của phụ nữ do nồng độ hooc-môn cao trước, trong và sau các kỳ kinh nguyệt.

Triệu chứng đặc trưng là lo lắng, kích động, tâm trạng thất thường và trầm cảm xung quanh khoảng thời gian có kinh. Vú đau khi chạm vào, âm đạo khô hoặc ngứa, mất ngủ thường xuyên, hay gặp áp mộng và mệt mỏi. Các cảm xúc này thường giảm khi bắt đầu máu ra. Hầu hết, loại này thường liên quan đến mức độ cân bằng giữa estrogen và progesterone. Nếu estrogen tăng vọt thì lo lắng sẽ xuất hiện. Nếu progesterone tăng cao hơn thì trầm cảm thường xuyên diễn ra.

Thèm đường, mệt mỏi và đau đầu là những dấu hiệu khác của hội chứng tiền mãn kinh. Ngoài việc thèm đường thì phụ nữ có thể thèm sô-cô-la, bánh mì, gạo, mì và bánh ngọt. Những loại đồ ăn là nguyên nhân gây tăng insulin liên quan đến việc tăng nồng độ hooc-môn trước khi có kinh. Trong giai đoạn này, phụ nữ thường có một số triệu chứng như đường máu thấp, não của họ mệt mỏi, thiếu năng lượng. Chế độ ăn nhiều cacbohydrate phức sẽ giúp cung cấp nhiều năng lượng cho não và cơ thể đồng thời giúp tăng lượng đường trong máu cao hơn.

640xauto-bercinta-jelang-menstruasi-bikin-mood-lebih-baik-120924t-1

Bí quyết kiểm soát triệu chứng của hội chứng tiền mãn kinh

1. Chú trọng đến chế độ ăn

- Giảm caffein

- Dừng ăn bột mỳ, đường và các sản phẩm đồ ăn nhanh

- Dừng uống rượu

- Cân bằng đường máu như ăn protein có trong thực vật, trứng, bơ hạnh nhân

- Không bỏ bữa

- Không ăn trong vòng 3 tiếng trước khi đi ngủ

- Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn như ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạnh nhân, các loại hạt, đậu và hạt toàn phần. Tăng chất béo omega-3 như cá, óc chó.

- Ăn nội tạng động vật để tránh ảnh hưởng của thuốc trừ sâu từ các sản phẩm khác.

2. Uống bổ sung

Có rất nhiều loại thuốc uống bổ sung giúp giảm triệu chứng, cải thiện chức năng trao đổi chất và hooc-môn như:

- Canxi citrate

- Vitamin B6, axit folic và vitamin B12

- Dầu từ thực vật

- DHA/EPA (omega-3)

- Vitamin tổng hợp

- Isoflavone từ đậu nành

- Củng cố hệ lợi khuẩn trong ruột giúp bình thường lại quá trình trao đổi estrogen và hooc-môn. Uống men tiêu hóa hàng ngày.

hội chứng tiền<a href= kinh nguyệt" width="659" height="372" />

3. Vận động thường xuyên

Tập thể dục vô cùng quan trọng đối với việc cân bằng hooc-môn. Nên tập aerobic 30 phút mỗi lần, một tuần từ 4-5 lần.

4. Giải tỏa stress

Giải tỏa stress cũng vô cùng quan trọng, có thể tắm nước ấm vào buổi tối, mát-xa nhẹ nhàng, tập yoga, thở sâu và suy ngẫm là những giải pháp hữu hiệu.

Nếu những triệu chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì bạn nên đi khám bác sĩ để tìm được liệu pháp điều trị phù hợp.

Nguồn: www.practo.com