Bài thuốc dân gian chữa viêm đường hô hấp trên
Viêm đường hô hấp trên là một tình trạng bị nhiễm trùng cấp tính tại đường hô hấp trên do bị ảnh hưởng bởi các vi sinh vật gây bệnh. Vậy để điều trị được bệnh viêm đường hô hấp trên phải làm như thể nào? Sau đây HoiBenh sẽ cung cấp cho bạn bài thuốc dân gian chữa viêm đường hô hấp trên.
Bài thuốc dân gian chữa viêm đường hô hấp trên
1. Viêm đường hô hấp trên là gì?
Viêm đường hô hấp trên không phải là một căn bệnh mà lại là một tổ hợp bệnh bao gồm: Cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm xoang. Viêm đường hô hấp trên là một tình trạng bệnh nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp trên do chịu ảnh hưởng của các loại vi sinh vật gây bệnh. Bệnh thường xảy ra vào các thời điểm giao mùa, khoảng từ tháng 9 đến tháng 3, vào lúc trời trở lạnh, độ ẩm ở trong không khí giảm thấp.
2. Nguyên nhân gây ra viêm đường hô hấp trên
- Virus là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm đường hô hấp trên. Phần lớn các trường hợp trẻ nhỏ mắc bệnh do bị nhiễm các loại virus như Influenza, hợp bào hô hấp (RSV), Parainfluenza, Adenovirus, Enterovirus, Rhinovirus, Coronavirus.... Có lúc còn có sự xuất hiện của các vi khuẩn như liên cầu nhóm A ( Streptococcus pyogenes), phế cầu ( Streptococcus pneumoniae), Hemophilus influenza và B. catarrhalis.
- Viêm đường hô hấp trên cũng do nhiều yếu tố gây nên, có thể là do bị dị ứng với thời tiết, hoặc với các loại dị nguyên khác nhau có ở trong không khí, ở trong bụi hoặc do tác động của các loại hóa chất, khói thuốc lá hay do các vi sinh vật gây bệnh như vi nấm, virus vi khuẩn.
3. Các biểu hiện và biến chứng của viêm đường hô hấp trên
Viêm đường hô hấp trên được chia ra thành 2 loại: Viêm đường hô hấp trên mạn tính và viêm đường hô hấp trên cấp tính.
Viêm đường hô hấp trên cấp tính
Bệnh sẽ thường xảy ra khi có các yếu tố thuận lợi tác động vào như: uống nước quá lạnh hay nước đá, thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, ăn kem, nằm và ngồi trước các luồng gió lạnh của quạt hoặc điều hòa nhiệt độ... Triệu chứng thường gặp đầu tiên là bị sốt, có thể sốt nhẹ nhưng nếu sốt cao sẽ kèm theo rét run, hắt hơi, ho và chảy nước mũi. Cơn ho có khi xảy ra đứt đoạn có khi kéo dài liên tục. Bệnh nhân là người lớn hoặc với những trẻ em lớn còn có dấu hiệu bị đau họng khi nuố và, khi ăn. Chảy nước mũi là triệu chứng phổ biến, đặc biệt là ở những trẻ nhỏ.
Viêm đường hô hấp trên mạn tính
Khi bị mắc viêm đường hô hấp trên cấp tính nhưng không được điều trị hay điều trị không dứt điểm thì rất có khả năng phát triển thành viêm đường hô hấp mạn tính. Triệu chứng của viêm đường hô hấp trên mạn tính thường biểu hiện là rát họng, ho húng hắng, nuốt thấy hơi bị vướng như có vật gì đang nằm trong họng, đặc biệt đối với trẻ em sẽ là chảy nước mũi thường xuyên ở một hoặc cả hai bên mũi. Trường hợp trẻ em bị VA mạn tính kéo dài, nguyên do trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) thì chất nhày sẽ chảy ra ở mũi thường mang màu xanh. Bên cạnh đó trẻ còn có biểu hiện ngủ ngáy và thở bằng mồm. Với người lớn, ngoài các triệu chứng điển hình trên do hiện tượng phì đại cuốn mũi gây ra, còn có kèm theo triệu chứng đâu đầu khi bị viêm xoang.
4. Bài thuốc dân gian chữa viêm đường hô hấp trên bằng mã thầy
- Mã thầy là một loại củ thường mọc ở dưới nước, to bằng củ hành và bên ngoài mang lớp vỏ màu nâu đen. Tên khoa học của loại củ này là Heleocharis dulcis (Burm.f.). Ở dân gian, mã thầy còn có thể gọi là củ năn, tủy vu, bột tề, ô từ, ô vu, hắc sơn lăng, hồng từ cô, địa lật,...
- Củ mã thầy có chứa puchiin, đây là một chất có tính kháng khuẩn. Điều này chứng minh rằng dịch ép của củ mã thầy lại có công dụng ức chế một số loại vi khuẩn như là tụ cầu vàng, trực khuẩn coli....
- Mã thầy được đề cập đến rất sớm ở trong các y thư cổ như Biệt lục, Bản thảo cầu nguyên, Bản thảo cương mục, Bản thảo cầu chân... Mã thầy có vị ngọt và tính mát, công dụng của nó là sinh tân, thanh nhiệt, lương huyết giải độc, tiêu tích, hóa đờm, tiêu nhũng, lợi niệu, minh mục, chỉ huyết... Nó thường được sử dụng để chữa trị các loại bệnh như sốt cao mất nước, tiểu ra máu do huyết nhiệt, vàng da, địa tiện ra máu, trĩ, sỏi đường tiết niệu, viêm phế quản, đau mắt đỏ, viêm họng,...
5. Một số bài thuốc chữa viêm đường hô hấp trên từ củ mã thầy
Bạn có thể chế tạo ra bài thuốc chữa viêm đường hô hấp từ mã thầy như sau:
Bài thuốc 1
- Nguyên liệu gồm: Mã thầy 500 g và đường phèn 250 g. Mã thầy đem rửa sạch, loại bỏ lớp vỏ ngoài, thái thành miếng rồi ép lấy nước và lọc qua vải sạch rồi hòa với đường phèn, sau đó chia uống vài lần trong ngày.
- Công dụng: Thanh nhiệt, nhuận phế, hóa đờm, sử dụng làm đồ uống giải khát có tính mát và bổ, đồng thời chữa các bệnh lý về viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp trên như viêm amiđan, viêm họng, viêm phế quản...
Bài thuốc 2
- Nguyên liệu: Mã thầy 500 g và mật ong 500 g. Mã thầy cũng đem rửa sạch, nghiền nát và ép lấy nước rồi trộn lẫn với mật ong để uống.
- Công dụng: Thanh nhiệt, trừ đờm, nhuận phế, dùng làm đồ uống bổ mát và phòng chống các bệnh lý viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp.
Bài thuốc 3
- Nguyên liệu gồm có: đầu tiên là mã thầy khoảng 200 g, mía 350 g, đường phèn 80g và cà rốt 200 g. Mã thầy rửa sạch sẽ , gọt vỏ rồi ngâm với nước muối khoảng 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch, còn mía róc vỏ, chặt thành khúc, cũng đem ngâm qua nước muối; cà rốt thì rửa sạch thái thành từng miếng. Tất cả đều cho vào nồi đun trong thời gian 30 phút với một lượng nước vừa đủ, sau đó thì để nguội và uống trong ngày.
- Công dụng: Hóa đờm, thanh nhiệt, tiêu tích hóa thực, chỉ khát, sinh tân, lợi niệu và hạ áp, thường dùng rất tốt cho những người bị mắc viêm đường tiết niệu, tiểu tiện bất lợi, viêm họng, viêm thận mạn tính, say rượu, cao huyết áp,...
Bài thuốc 4
- Nguyên liệu: khoảng 200 g mã thầy, hoài sơn. đường phèn 150 g, hạt sen, sa sâm, khiếm thực, ngọc trúc, ý dĩ, bách hợp và long nhãn mỗi loại khoảng 25 g. Tất cả trộn lẫn rồi đem sắc với một lượng nước vừa đủ trong thời gian 60 phút, sau đó để nguội uống trong ngày.
- Công dụng: Thanh nhiệt, lương huyết, sinh tân, giải độc, tiêu tích, hóa đờm, mát gan và sáng mắt, sử dụng làm đồ uống trong mùa hè rất tốt.
Bài thuốc 5
- Nguyên liệu: Mã thầy gồm 10 củ, hải đới 25 g và râu ngô 25 g. Mã thầy đem gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái miếng, sau đó đem sắc cùng với hải đới và râu ngô, nên uống trong ngày.
- Công dụng: Thanh nhiệt, giáng áp, lợi niệu, dùng làm đồ uống để phòng chống bệnh cao huyết áp.
Bài thuốc 6
- Nguyên liệu: Mã thầy một lượng vừa đủ và dạ dày lợn 1 cái. Mã thầy gọt vỏ và rửa sạch, sau đó thái vụn; còn dạ dày lợn làm sạch và cho mã thầy vào bên trong, buộc kín miệng lại, cho thêm da vị sau đó hầm chín, cuối cùng chia ăn vài lần trong ngày.
- Công dụng: Kiện tỳ và tiêu tích, sử dụng cho những người ăn kém, chậm tiêu hóa hoặcđầy chướng bụng.
Do có tính chất lạnh nên mã thầy thường không thích hợp đối với những người có thể chất hay bệnh lý thuộc thể hư hàn, thể hiện bằng những triệu chứng như tay chân lạnh, sợ lạnh, hoặc bị đau bụng khi ăn đồ sống lạnh, đi đại tiện lỏng hoặc nát, ăn kém tiêu, dễ bị cảm lạnh,..Cho nên, khi áp dụng bài thuốc dân gian chữa viêm đường hô hấp trên bạn cần lưu ý và thăm hỏi ý kiến bác sĩ.
Xem thêm:
- Ô nhiễm không khí: nguyên nhân hàng đầu gây bệnh hô hấp và ung thư phổi
- Phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ bằng cách nào?