Bài thuốc dân gian chữa bệnh mất ngủ kinh niên, từ già đến trẻ đều có thể sử dụng được

Có lẽ ai cũng đã rơi vào tình trạng mất ngủ ít nhất một lần trong đời. Mất ngủ kinh niên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tâm trạng và cuộc sống của người bệnh. Để phòng chống tình trạng mất ngủ, dân gian ta có rất nhiều bài thuốc như các món ăn, các loại hoa... Hãy cùng tìm hiểu các bài thuốc dân gian chữa bệnh mất ngủ kinh niên trong bài viết dưới đây.

Bài thuốc dân gian chữa bệnh mất ngủ kinh niên, từ già đến trẻ đều có thể sử dụng được Bài thuốc dân gian chữa bệnh mất ngủ kinh niên, từ già đến trẻ đều có thể sử dụng được

Mất ngủ kinh niên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tâm trạng và cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu các bài thuốc dân gian chữa bệnh mất ngủ kinh niên trong bài viết dưới đây.

Mất ngủ kinh niên là gì?

Mất ngủ là diễn tả tình trạng khi rất khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc mãi mới có thể chợp mắt, nhưng khi đã chợp mắt thì lại không ngủ sâu được, khó duy trì được giấc ngủ lâu dài, thức, ngủ nhiều lần trong đêm, tỉnh dậy lúc tờ mờ và khó ngủ tiếp được đến sáng.

Thống kê cho thấy, có khoảng 20 - 30% người lớn mất ngủ nhưng hơn nửa trong số họ không nhận ra điều đó. Mất ngủ là trạng thái không thỏa mãn đầy đủ cả về chất lượng và số lượng của giấc ngủ trong thời gian dài, não và các cơ quan không được nghỉ ngơi phù hợp nên thức dậy với cảm giác thiếu ngủ, mệt mỏi.

Mất ngủ kinh niên làm suy giảm miễn dịch, sức khỏe, mệt mỏi toàn thân, tai nghe không rõ, trí nhớ giảm sút, tập trung kém, tinh thần bất ổn, dễ bị kích động, phiền muộn... có thể là nguyên nhân của các bệnh thần kinh, tâm lý, ngủ gà ngủ gật ban ngày nhưng hưng phấn bất thường ban đêm.

Mất ngủ kinh niên kéo theo rất nhiều hệ lụy, không những khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, khó tập trung mà còn khiến mất hiệu quả trong công việc và gây mất cân bằng trong cuộc sống. Nguy hiểm hơn mất ngủ kinh niên còn dẫn đến các bệnh cao huyết áp, tiểu đường và tim mạch...

Mất ngủ được xếp vào dạng bệnh mạn tính khó điều trị nhưng không phải không có cách trị triệt để. Điều quan trọng là cần xác định rõ nguyên nhân để đưa ra các giải pháp điều trị đúng đắn nhất.

HoiBenh.vn-bai-thuoc-dan-gian-chua-mat-ngu-kinh-nien-tu-gia-den-tre-deu-su-dung-duoc-body-2
Mất ngủ kinh niên là gì?

3 Bài thuốc dân gian chữa bệnh mất ngủ kinh niên

Khi bị mất ngủ liên tục không điều chỉnh được, đặc biệt thường buồn ngủ vào ban ngày, bạn cần đi khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Sau khi loại trừ các nguyên nhân bệnh lý hoặc tâm thần rõ ràng, bác sĩ sẽ hỏi về lối sống, thói quen của người bệnh và sẽ đưa ra lời khuyên, phương pháp tốt nhất để giải quyết mất ngủ.

Cùng với đó, dân gian ta có một số bài thuốc điều trị mất ngủ rất hiệu quả. Không những vậy, với những nguyên liệu thiên nhiên lành tính nên có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em.

1. Tâm sen

Tác dụng

Tâm sen hay còn gọi là tim sen, là mầm của hạt sen. Tâm sen có tính mát, chứa các thành phần có lợi cho sức khỏe. Tâm sen có tác dụng thanh tâm, giải nhiệt, giảm nguy cơ bị tăng huyết áp, ổn định tinh thần. Đồng thời, còn giúp chữa các bệnh như đau đầu, chóng mặt, tim đập mạnh, chống rối loạn nhịp tim, chống oxy hóa và cả cải thiện tình trạng thiếu máu.

Không những thế, bởi khả năng ổn định tinh thần nên tâm sen còn có công dụng tuyệt vời khác đó là an thần, giúp chăm sóc giấc ngủ tốt hơn và cải thiện tình trạng bị mất ngủ khá công hiệu. Vì vậy, không ít người, đặc biệt là người trung và cao tuổi thường xuyên dùng tâm sen để pha trà uống với mong muốn có một giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Cách dùng

  • Người ta thường dùng tâm sen pha trà uống, tuy nhiên không nên uống vào buổi tối mà chỉ nên uống vào buổi sáng. Nếu mất ngủ, bạn chỉ nên hãm uống riêng tâm sen mà thôi, có thể cho chút mật ong vào rất phù hợp. Mật ong lại giúp chữa suy nhược cơ thể, tâm sen để chữa chứng mất ngủ rất tốt cho sức khỏe.
  • Cách pha trà tâm sen cũng khá đơn giản, nếu là tâm sen tươi thì cần sao khô trước khi pha trà. Còn nếu khi mua tâm sen đã khô thì hãy bỏ qua bước này. Nếu uống trà tim sen thường xuyên thì chỉ khoảng 1 tuần sau là bắt đầu có kết quả.
  • Lấy một nhúm tâm sen vào bình trà, cho khoảng 500ml nước đun sôi vào bình và đậy nắp lại. Sau khoảng 15 phút, nước trà chuyển sang màu xanh nhạt là có thể uống được. Bạn nên uống khi trà còn nóng sẽ đỡ đắng hơn, mà cũng sẽ thấy mùi thơm của tâm sen tỏa ra. Ngoài cách dùng tâm sen pha trà, bạn có thể nấu cháo tâm sen, nấu thuốc bắc với tâm sen...

Không thể phủ nhận các công dụng tuyệt vời của trà tâm sen, nhưng nếu lạm dụng quá nhiều thì có thể gây nên các tác dụng phụ không mong muốn. Để sử dụng tâm sen an toàn, những ai hay bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng thì không nên uống trà tim sen.

HoiBenh.vn-bai-thuoc-dan-gian-chua-mat-ngu-kinh-nien-tu-gia-den-tre-deu-su-dung-duoc-body-3
Tầm sen - Bài thuốc dân gian chữa bệnh mất ngủ kinh niên

2. Trà hoa cúc

Tác dụng

Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc có thành phần chính từ hoa cúc khô. Hoa cúc có vị đắng, cay, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ não và chữa suy nhược thần kinh. Trà hoa cúc được mệnh danh là liều thuốc ngủ tự nhiên rất tốt. Uống một cốc trà hoa cúc trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn. Hơn nữa, trà hoa cúc còn có tác dụng kháng khuẩn gây cảm cúm và giúp làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu, đặc biệt là làm dịu bớt căng thẳng thần kinh, giúp bạn ngủ ngon giấc mà không bị trằn trọc.

Cách dùng

Có 2 cách pha chế một tách trà hoa cúc chữa mất ngủ: Trà hoa cúc mật ong, trà hoa cúc và thảo mộc khác

2.1 Trà hoa cúc, cam thảo và mật ong

  • Cho hoa cúc và cam thảo vô nồi đun sôi, khi nước sôi thì tắt bếp đổ ra ly, đợi nước trà bớt nóng thì cho vào 1 thìa cafe mật ong, khuấy đều và thưởng thức.
  • Khi uống hết trà bạn có thể lấy bã hoa pha với nước ấm để rửa mặt, đây là loại nước giúp loại sạch vi khuẩn trên da an toàn nhờ vào tính kháng khuẩn của nó.

2.2 Trà hoa cúc và thảo mộc khác

  • Bạn cần có: Cúc trắng, rau má, lá đinh lăng, ngải cứu
  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu cho vào nồi sắc với 700ml nước, khi nào cạn nước còn lại khoảng 300ml thì tắt bếp. Với loại trà này bạn nên uống 2 lần trong ngày.

Tuy nhiên, không phải ai bị mất ngủ cũng uống trà hoa cúc được. Những ai đang bị tiêu chảy, lạnh bụng hoặc hạ huyết áp thì không nên uống trà hoa cúc, vì hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt làm mát nên sẽ càng làm cho những bệnh trên trở nên nặng hơn.

HoiBenh.vn-bai-thuoc-dan-gian-chua-mat-ngu-kinh-nien-tu-gia-den-tre-deu-su-dung-duoc-body-4
Trà hoa cúc - Bài thuốc dân gian chữa bệnh mất ngủ kinh niên

3. Hoa nhài

Tác dụng

Hoa nhài có tính bình, hơi hàn, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, hoạt huyết... Có thể sử dụng rễ và hoa để làm thuốc.Không chỉ với những trường hợp mới bị mất ngủ, mà với những người bị mất ngủ kinh niên, mà với những ai đôi lúc bị khó ngủ, ngủ chập chờn... cũng có thể sử dụng nguyên liệu hoa nhài làm vị thuốc an thần để có giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Cách dùng

3.1 Hoa nhài và tâm sen

Dùng khoảng 6g hoa nhài và 8g tâm sen sao khô và hãm vào bình. Sau đó cho thêm 700ml nước sôi và đậy nắp lại. Đợi 20 phút khi nước trà chuyển sang màu xanh thì có thể uống được. Uống liên tục trong 1 - 2 tuần, giấc ngủ của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

3.2 Rễ hoa nhài ngâm rượu

  • Lấy 100 - 200 g rế cây hoa nhài, đem rửa sạch (có thể phơi qua nắng hoặc để tươi) ngâm trong 1 lít rượu trắng 35 - 45 độ. Để khoảng 2 tháng cho rượu ngấm và hòa tan các chất trong rễ cây, để lâu hơn khoảng thời gian này cũng không sao.
  • Mỗi ngày uống từ 10ml trước khi đi ngủ. Nếu bạn hạn chế hoặc không thể uống rượu thì có thể thay thế rượu bằng cách rửa sạch rễ cây nhài rồi cho nước vào nấu thật kỹ và lấy nước uống.
HoiBenh.vn-bai-thuoc-dan-gian-chua-mat-ngu-kinh-nien-tu-gia-den-tre-deu-su-dung-duoc-body-5
Hoa nhài - Bài thuốc dân gian chữa bệnh mất ngủ kinh niên

Thay đổi thói quen, lối sống để thoát khỏi mất ngủ kinh niên

Bên cạnh việc uống thuốc hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian chữa mất ngủ kinh niên, bạn cũng nên rèn luyện cho mình những thói quen, lối sống lành mạnh để nhanh chóng tìm lại giấc ngủ ngon nhé.

1. Tập thể dục

Bắt đầu bài tập thường xuyên như đi bộ, chạy bộ hoặc bơi lội có thể giúp bạn ngủ nhanh hơn, có được giấc ngủ sâu hơn và ít thức giấc thường xuyên hơn trong đêm. Nhưng tránh tập thể dục trong vòng một vài giờ trước khi đi ngủ.

2. Ăn uống hợp lý

Nên kết thúc bữa ăn tối vài giờ trước khi đi ngủ. Nếu cần bữa ăn nhẹ vào buổi tối, có thể ăn một ít đồ ăn dễ tiêu như táo, sữa chua, ngũ cốc và sữa, hoặc bánh mì nướng và mứt.

3. Thư giãn trước khi đi ngủ

Ngồi thiền, nghe nhạc yên tĩnh để thư giãn trước khi ngủ. Tránh các hoạt động có thể gây căng thẳng như bàn công việc hoặc thảo luận các vấn đề nhạy cảm.

4. Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ

Để giảm thiểu đi tiểu ban đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn, không uống bất cứ loại nước gì trong 2 hoặc 3 giờ trước khi đi ngủ.

5. Tạo một thời gian biểu giấc ngủ

Một lịch ngủ thường xuyên sẽ giúp đồng bộ hóa chu kỳ giấc ngủ/thức. Nên đi ngủ đúng giờ mỗi đêm và thức dậy mỗi buổi sáng cùng một mốc giờ.

6. Ngủ trưa ngắn

Nếu không thể tỉnh táo vào buổi chiều, nên có một giấc ngủ trưa ngắn khoảng 15 - 20 phút, thường là đủ dài để cải thiện sự tỉnh táo nhưng không quá dài khiến chúng ta cảm thấy chệnh choạng sau đó.

Xem thêm:

  • Mất ngủ - nỗi ám ảnh của tuổi trung niên
  • 3 địa chỉ điều trị mất ngủ bằng y học cổ truyền ở Hà Nội
  • Không lo mất ngủ với chỉ một trái chuối