Bài thuốc chữa kiết lỵ bằng rau sam

Bệnh kiết lỵ là do tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không có triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng đi đại tiện tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc nguy hiểm hơn là lỵ tối cấp.

Bài thuốc chữa kiết lỵ bằng rau sam Bài thuốc chữa kiết lỵ bằng rau sam

Nguyên nhân và triệu chứng của viêm kiết lỵ

Kiết lỵ là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh này thường lây truyền qua phân của người bệnh. Người thân trong gia đình chúng ta bị bệnh, đi cầu nhưng không rửa tay, lấy thực phẩm cho mọi người ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm vi khuẩn shigella.

Cũng có thể trong nhà bạn nuôi chó, mèo, phân chó, phân mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ. Trẻ thích chơi với súc vật, hay sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng...Trong nhà có ruồi, ruồi bậu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bậu lên trên thức ăn...

vicare.vn-bai-thuoc-chua-kiet-ly-bang-rau-sam-body-1

Vi khuẩn gây kiết lỵ

Triệu chứng:

- Người bị mắc bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không sốt nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Phân ban đầu còn ở dạng lỏng, về sau toàn nhầy và máu, ngày đi 5-10 lần.

- Người bệnh thường đau bụng ở manh tràng ( hố chậu phải, dễ dàng lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng ( dễ lầm với loét dạ dày ).

- Tiêu phân chảy máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng phân không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong một ngày.

- Mót rặn, đau rát hậu môn kèm theo những cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết. Sốt cao nếu là do vi khuẩn shigella.

Một số bài thuốc chữa kiết lỵ từ rau sam

Rau sam là một trong những loại rau rất thông dụng ở Việt Nam nước ta, mọc hoang và dễ tìm thấy tại bất cứ nơi nào, đặc biệt là mọc nhiều ở những nơi đất mới.Rau sam nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên rất ít người biết tác dụng điều trị bệnh của nó. Rau sam chứa nhiều nước, protein, chất béo, carbohydrate, Ca, P; Fe; vitamin A, B1, C; các sắc tố trong nhóm betacyanidin...

Theo Đông y cổ truyền, rau sam có vị chua, tính lạnh. Nó có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát máu, tán huyết. Dùng cho hội chứng lỵ, viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu (đái dắt, đái buốt, đái ra máu và cặn sỏi), mụn nhọt lở ngứa. Ngoài ra Rau sam còn là một thực phẩm rau xanh ăn hàng ngày.

vicare.vn-bai-thuoc-chua-kiet-ly-bang-rau-sam-body-2

Bài 1: rau sam 100g, cỏ sữa nhỏ lá 100g, sắc nước uống trong ngày; nếu bạn đi ngoài ra máu, thêm cỏ nhọ nồi 20g và rau má 20g.

Bài 2: rau sam 20g, lá nhót 20g, cỏ nhọ nồi 20g, búp ổi 20g. Phơi hay sấy khô đều được, sau đó tán thành bột mịn, làm thành viên hoàn. Bạn có thể uống 2-3 lần, mỗi lần 15g.

Bài 3: rau sam 50g, chỉ xác 20g, binh lang 20g, cỏ sữa nhỏ lá 50g, lá trắc bá 20g, hoa hòe 20g, cỏ rụt 20g. Sấy khô rồi tán bột, dùng 20g với nước lá vối.

Bài 4: Cháo rau sam: rau sam tươi mới 100g- 200g, gạo tẻ 90g cho thêm nước nấu vừa đủ rồi thêm một chút muối, ăn khi đang đói. Dùng cho các bệnh nhân có hội chứng kiết lỵ xuất huyết.

Bài 5: Rau sam xào: rau sam 250g, thêm chút muối ăn rồi chiên với dầu thực vật. Dùng cho các bệnh nhân có hội chứng kiết lỵ

Phòng ngừa bệnh kiết lỵ

– Hãy rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.

– Rửa sạch các loại rau sống, thức ăn bảo quản thật kĩ tránh ruồi nhặng.

– Dọn dẹp phòng vệ sinh thường xuyên, rác, quản lý chặt chẽ việc dùng phân trong nông nghiệp. Ðặc biệt vệ sinh nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải đảm bảo sạch sẽ.

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.