Bạch cầu giảm trong trường hợp nào?

Bạch cầu giảm là tình trạng số lượng bạch cầu trung tính thấp bất thường. Bạch cầu trung tính là một dạng bệnh phổ biến của tế bào trắng, được tạo ra tư tủy xương, di chuyển đến máu và đến các khu bị nhiễm trùng. Chúng tiết ra những chất tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập, giúp ngừa viêm nhiễm, đặc biệt đối với những bệnh do vi khuẩn gây ra.

Bạch cầu giảm trong trường hợp nào? Bạch cầu giảm trong trường hợp nào?

Bạch cầu giảm là tình trạng số lượng bạch cầu trung tính thấp bất thường. Bạch cầu trung tính là một dạng bệnh phổ biến của tế bào trắng, được tạo ra tư tủy xương, di chuyển đến máu và đến các khu bị nhiễm trùng. Chúng tiết ra những chất tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập, giúp ngừa viêm nhiễm, đặc biệt đối với những bệnh do vi khuẩn gây ra.

Ở người lớn số lượng bạch cầu trung tính trên mỗi microlit máu dưới 1500 thì lúc này được gọi là giảm bạch cầu. Còn với trẻ em số lượng bạch cầu cho thấy dấu hiệu giảm theo độ tuổi khác nhau.

Còn đối với một số người lượng bạch cầu trung tính thấp hơn mức bình thường, nhưng lại không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Gặp vấn đề trong việc sản xuất các bạch cầu trung tính trong tủy xương

  • Tiêu hủy bạch cầu trung tính bên ngoài tủy xương

  • Nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng

  • Xuất hiện một số vấn đề liên quan đến sản xuất tủy xương (bẩm sinh)

  • Bệnh bạch cầu và các điều kiện khác có sự ảnh hưởng tới tủy xương hoặc dẫn tới suy tủy xương.

  • Bức xạ và do hóa trị

Bên cạnh đó, nhiễm trùng có thể gây bạch cầu như:

  • Lao

  • Bệnh sốt xuất huyết

  • Nhiễm một số loại virus như virus Epstein-Barr, cytomegalovirus, viêm gan và viruts HIV.

Ở một số người bệnh bạch cầu có thể gây ra bởi một số thuốc như Thuốc kháng sinh, thuốc cao huyết áp, thuốc tâm thần và các thuốc của bệnh thần kinh.
vicare.vn-bach-cau-giam-trong-truong-hop-nao-body-1

Những triệu chứng thường gặp

Giảm bạch cầu thường không có triệu chứng cụ thể. Đối với một số trường hợp người ta chỉ có thể nhận ra sự giảm bạch cầu khi thực hiện xét nghiệm máu để chuẩn đoán một số bệnh khác nhận thấy qua việc bị nhiễm trùng hoặc các vấn đề tiềm ẩn gây ra giảm bạch cầu. Nhiễm trùng xảy ra như một biến chứng giảm bạch cầu và thường xuyên nhất trong các màng nhầy như miệng và da.

Bệnh nhiễm trùng thường gặp như lở loét, áp xe, phát ban, những vết thường cần mất thời gian dài để lạnh lại và sốt. Nguy cơ nhiễm trùng trở nên nặng hơn khi lượng bạch cầu giảm xuống và thời gian giảm bạch cầu trung tính cũng kéo dài hơn.

Bạn nên đến gặp bác sĩ khi nào?

Khi bạn thấy mình xuất hiện các triệu chứng nêu trên hoặc có những câu hỏi đặt ra thì hãy đến gặp bác sĩ để tham khảo ý kiến sao cho phù hợp nhất với bản thân mình. Thảo luôn với bác sĩ là cách tốt nhất để tìm ra cách điều trị có thể phù hợp với tình trạng của bạn do thể trạng của mỗi người luôn khác nhau.

Những người dễ mắc bênh giảm bạch cầu

Bệnh giảm bạch cầu có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để biết thêm nhiều thông tin tốt hơn.

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ giảm bạch cầu

  • Ung thư

  • Hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu

  • Khi hóa trị và xạ trị

  • Những người ở tuổi 70 trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao.
vicare.vn-bach-cau-giam-trong-truong-hop-nao-body-2

Cách điều trị

Việc đầu tiên cần làm là bác sĩ cần tiến hành một số xét nghiệm

  • Kiểm tra toàn bộ máu (CBC) để xem số lượng bạch cầu có thay đổi hay không, thực hiện trong 3 lần mỗi tuần trong sáu tuần.

  • Tiến hành xét nghiệm máu kháng thể để kiểm tra được sự giảm bạch cầu tự miễn dịch

  • Sử dụng dịch hút tủy xương để kiểm tra các tế bào tủy xương.

  • Thực hiện sinh thiết tủy xương để có thể kiểm tra mảnh xương của tủy xương

  • Di truyền tế bào và nghiên cứu thử nghiệm phân tử cấu trúc của tế bào.

Những phương pháp điều trị

Bác sĩ sẽ quyết định phương án điều trị và chăm sóc sức khỏe thông qua các nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng giảm bạch cầu trung tính. Những trường hợp nhẹ thì không cần phải điều trị.

Bên cạch đó bạn cũng nên có một chế độ sinh hoạt phù hợp

  • Duy trì vệ sinh răng miệng thật tốt, khám răng thường xuyên và đồng thời sử dụng thêm nước súc miệng kháng khuẩn.

  • Tiêm vaccine đầy đủ và đến ngay cơ sở y tế khi bị sốt trên 38,5 độ C

  • Cần rửa tay thật kỹ trước khi ăn

  • Phải xử lý cẩn thận vết thương và vết trầy xước

  • Sử dụng thuốc kháng sinh và kháng nấm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

Khi bất cứ một dấu hiệu nào của giảm bạch cầu hãy đến cơ sở ý tế gần nhất để được bác sĩ khám và đưa ra những ý kiến đồng thời tìm ra các giải pháp tốt nhất dành cho bạn.