Bác sĩ ơi: Vi khuẩn HP trong dạ dày lây qua đường nào?

Có đến 90% dân số Việt Nam có nguy cơ và đang nhiễm vi khuẩn HP. Vi khuẩn này chính là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về dạ dày mãn tính như viêm dạ dày mãn hoặc loét dạ dày, thậm chí là gây ung thư dạ dày. Mặc dù nguy hiểm như vậy, nhưng không phải ai cũng biết vi khuẩn HP trong dạ dày lây qua đường nào? HoiBenh sẽ giải đáp vấn đề này ở bài viết dưới đây.

Bác sĩ ơi: Vi khuẩn HP trong dạ dày lây qua đường nào? Bác sĩ ơi: Vi khuẩn HP trong dạ dày lây qua đường nào?

Có đến 90% dân số Việt Nam có nguy cơ và đang nhiễm vi khuẩn HP. Vi khuẩn này chính là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về dạ dày mãn tính như viêm dạ dày mãn hoặc loét dạ dày, thậm chí là gây ung thư dạ dày. Mặc dù nguy hiểm như vậy, nhưng không phải ai cũng biết vi khuẩn HP trong dạ dày lây qua đường nào? HoiBenh sẽ giải đáp vấn đề này ở bài viết dưới đây.

Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP hay còn gọi là Helicobacter Pylori, tồn tại trong dạ dày người. Vi khuẩn này có khả năng tiết ra enzyme có tên Urease, loại enzyme có tác dụng làm trung hòa môi trường acid xung quanh chúng.

vicare-bac-si-oi-vi-khuan-hp-trong-da-day-lay-qua-duong-nao-body-1

Vi khuẩn HP trong dạ dày lây qua đường nào?

Vi khuẩn HP trong dạ dày lây qua 4 con đường chính sau:

Đường miệng – miệng

Đây là cách thức lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể nếu bạn tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch dạ dày của người đang bị nhiễm vi khuẩn HP. Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, nếu một người trong gia đình bị nhiễm vi khuẩn HP thì tỷ lệ nhiễm khuẩn của những người còn lại là rất cao.

Đường phân - miệng

Vi khuẩn HP rời khỏi cơ thể người qua chất thải là phân rồi chúng phát tán mạnh mẽ vào môi trường bên ngoài. Thói quen ăn uống không hợp vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc thói quen ăn đồ sống khiến chúng ta dễ dàng nhiễm loại vi khuẩn này.

Đường dạ dày - miệng

Khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn HP bị trào ngược dạ dày hoặc ợ chua sẽ đưa loại khuẩn này lẫn chung với dịch dạ dày lên đến miệng. Trong lối sinh hoạt ăn chung bát đũa hoặc dùng chung thìa sẽ khiến lây nhiễm vi khuẩn HP từ người này sang người khác qua con đường ăn uống.

Đường dạ dày - dạ dày

Bạn có nguy cơ nhiễm khuẩn HP từ thiết bị y tế. Ví dụ như khi bạn đi nội soi dạ dày, sau khi bác sĩ nội soi người bị nhiễm vi khuẩn HP mà đầu dò không được khử trùng đúng cách sẽ còn vi khuẩn bám lại.

Làm sao để biết mình nhiễm vi khuẩn HP?

Nếu bạn nghi ngờ bản thân bị nhiễm vi khuẩn HP, bạn có thể đến bệnh viện để làm một số xét nghiệm dưới đây để biết được chính xác mình có bị nhiễm hay không:

Xét nghiệm hơi thở

Các sản phẩm từ quá trình thủy phân của men Urease do khuẩn HP tạo ra gồm hoạt chất có đuôi chứa amoni (NH3) và carbon dioxide (CO2). CO2 trong cơ thể được máu vận chuyển đến phổi và thải ra ngoài hơi thở. Do đó, nguyên lý của xét nghiệm hơi thở để chẩn đoán có vi khuẩn HP hay không là đo nồng độ CO2 trong hơi thở. Dựa vào nồng độ CO2 đo được mà bác sĩ có thể chẩn đoán người đó có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không. Xét nghiệm này có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi.

Xét nghiệm phân

Một hình thức chẩn đoán nhiễm khuẩn HP khác thường được làm là xét nghiệm phân. Ở thủ thuật này, các nhân viên y tế sẽ tìm các protein lạ (kháng nguyên) liên quan đến vi khuẩn HP trong phân của người thực hiện.

Nội soi đường tiêu hóa trên

Nhờ vào thiết bị chuyên dụng là ống nội soi, một đầu có gắn camera đặc hiệu, bác sĩ có thể quan sát tình hình trong cổ họng, dạ dày và phần trên của ruột non trong cơ thể bạn.

Xét nghiệm máu

Phân tích máu cũng có thể tìm ra dấu hiệu khuẩn HP trong cơ thể. Tuy nhiên, so với xét nghiệm hơi thở hoặc phân, độ chính xác của việc chẩn đoán nhiễm khuẩn HP bằng xét nghiệm máu sẽ không cao bằng.

vicare-bac-si-oi-vi-khuan-hp-trong-da-day-lay-qua-duong-nao-body-

Nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày

Vi khuẩn HP có thể làm hỏng lớp lót bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột non. Điều này khiến axit trong dịch dạ dày tiếp xúc trực tiếp với dạ dày, gây nên một hoặc nhiều vết lở loét. Theo thống kê từ nhiều chuyên gia, khoảng 10% trường hợp nhiễm khuẩn HP dẫn đến loét dạ dày.

Lớp niêm mạc dạ dày bị viêm

Khuẩn HP còn có nguy cơ gây kích ứng bao tử, lâu ngày dẫn đến viêm dạ dày.

Ung thư dạ dày

Một trong số những tác nhân trực tiếp gây ung thư dạ dày là viêm loét dạ dày. Trong khi đó, nhiễm khuẩn HP có khả năng dẫn đến loét dạ dày. Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu đánh giá nhiễm HP là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với ung thư dạ dày.

vicare-bac-si-oi-vi-khuan-hp-trong-da-day-lay-qua-duong-nao-body-3

Điều trị vi khuẩn HP như thế nào?

  • Điều trị diệt vi khuẩn HP trên những đối tượng nhiễm khuẩn HP được chỉ định trong các trường hợp: viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày đã được điều trị, thiếu máu do thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu.
  • Điều trị dự phòng ung thư dạ dày cho những người nhiễm HP trong trường hợp: gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày, có polyp dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) kéo dài hoặc người mong muốn diệt trừ HP.
  • Phương pháp điều trị HP được sử dụng là kết hợp các loại kháng sinh và kèm 1 loại thuốc giảm tiết acid dịch vị. Việc dùng các loại thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như phân đen, tiêu chảy, rối loạn vị giác (vị kim loại), lưỡi đen và phản ứng cai rượu (hiệu ứng antabuse).
  • Một bài thuốc dân gian quen thuộc dùng để giải quyết nhiều vấn đề về hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày, ở Việt Nam là tinh bột nghệ, cụ thể hơn là curcumin có trong nghệ.

Curcumin là hoạt chất có thể dễ dàng tìm thấy ở nghệ, có đặc tính chống oxy hóa tốt và kháng viêm. Nhờ đó, hoạt chất này có thể giúp bạn giải quyết tình trạng viêm loét dạ dày do khuẩn HP bằng cách rút ngắn thời gian làm lành vết loét. Bạn nên thường xuyên duy trì thói quen ăn bột nghệ thì hiệu quả sẽ cao hơn.

Xem thêm:

  • Khỏi đau dạ dày do vi khuẩn Hp sau hơn 10 lần tới viện
  • Ăn gì để diệt vi khuẩn Hp?
  • Tác dụng phụ của thuốc trị vi khuẩn Hp