Bác sĩ ơi: Hồi hộp đánh trống ngực có phải biểu hiện về bệnh lý tim mạch hay không?

Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch ngày một tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, trung bình cứ 4 người lớn ở Việt Nam, có ít nhất 1 – 2 người đã mang nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vậy bệnh lý tim mạch là gì? Triệu chứng hồi hộp đánh trống ngực có phải biểu hiện về bệnh lý tim mạch hay không?

Bác sĩ ơi: Hồi hộp đánh trống ngực có phải biểu hiện về bệnh lý tim mạch hay không? Bác sĩ ơi: Hồi hộp đánh trống ngực có phải biểu hiện về bệnh lý tim mạch hay không?

Tim mạch là bệnh lý xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng con người. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch ngày một tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, trung bình cứ 4 người lớn ở Việt Nam, có ít nhất 1 – 2 người đã mang nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vậy bệnh lý tim mạch là gì? Triệu chứng hồi hộp đánh trống ngực có phải biểu hiện về bệnh lý tim mạch hay không?

Bệnh lý tim mạch là gì?

Bệnh lý tim mạch là các tình trạng liên quan đến sức khỏe của trái tim, sự hoạt động của các mạch máu gây suy yếu khả năng làm việc của tim. Các bệnh lý tim mạch bao gồm: các bệnh mạch máu như bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim.

Bệnh lý tim mạch gây hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu, làm gián đoạn hoặc không cung cấp đủ oxy đến não và các bộ phận khác trong cơ thể. Từ đó khiến các cơ quan bị ngừng trệ hoạt động, phá hủy từng bộ phận dẫn đến tử vong.

Bệnh lý tim mạch có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, đòi hỏi sự điều trị và theo dõi cẩn thận (thậm chí là suốt đời), tốn kém nhiều chi phí.

vicare.vn-bac-si-oi-hoi-hop-danh-trong-nguc-co-phai-bieu-hien-ve-benh-ly-tim-mach-hay-khong-body-1

Nguyên nhân của bệnh lý tim mạch

Bệnh lý tim mạch do nhiều nguyên nhân gây ra, đặc biệt là liên quan đến các thói quen sinh hoạt hàng ngày, như:

  • Hút thuốc lá: Chất Nicotine và Carbon monoxide có trong thuốc lá chính là nguyên nhân gây co thắt các mạch máu, xơ vữa động mạch.
  • Chế độ ăn uống nhiều muối, chất béo và cholesterol.
  • Ít vận động, hoạt động thể dục thể thao.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Căng thẳng kéo dài có thể làm hỏng các động mạch và làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ khác của bệnh lý tim mạch.
  • Tăng cholesterol máu gây hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
  • Tăng huyết áp có thể dẫn đến xơ cứng và dày thành các động mạch, thu hẹp các mạch máu.
  • Đái tháo đường: Bệnh tim là một biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.
  • Tuổi tác cao tăng nguy cơ hẹp động mạch, suy yếu hoặc phì đại động mạch.
  • Yếu tố gia đình (trong gia đình đã có người mắc bệnh tim).

Biểu hiện của bệnh lý tim mạch

vicare.vn-bac-si-oi-hoi-hop-danh-trong-nguc-co-phai-bieu-hien-ve-benh-ly-tim-mach-hay-khong-body-2

  • Khó thở: xuất hiện từ từ, tăng lên khi người bệnh gắng sức, đặc biệt khi nằm xuống.
  • Cảm giác bị đè nặng trong ngực, đau tức ngực: là triệu chứng thường gặp của bệnh lý tim mạch, tuy nhiên cũng xuất hiện ở các bệnh lý khác như hô hấp, thần kinh.
  • Cơ thể bị tích nước, mặt, bàn chân căng phù: Triệu chứng phù do bệnh tim mạch thường là phù tím, phù mềm, dấu hiệu bắt đầu từ hai bàn chân kèm theo tình trạng gan to, tĩnh mạch cổ nổi.
  • Thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức: cơ thể mệt mỏi, kiệt sức khi thực hiện các hoạt động thường ngày. Đây là dấu hiệu thiếu máu đến tim, não và phổi.
  • Ho dai dẳng, khò khè: Tim bơm máu không đủ để cung cấp cho cơ thể khiến máu bị ứ lại. Dịch ứ ở phổi lâu ngày gây tình trạng ho mạn tính, thở khò khè.
  • Chán ăn, buồn nôn: Sự tích tụ của dịch trong gan, hệ thống tiêu hóa khiến người bệnh chán ăn và buồn nôn.
  • Đi tiểu đêm: Người bệnh suy tim sẽ đi tiểu thường xuyên vào ban đêm do sự chuyển dịch lượng nước tích tụ trong cơ thể gây phù từ các bộ phận đến thận thông qua các mạch máu.
  • Nhịp tim nhanh, mạch không đều: tim đập với tốc độ nhanh hơn, đánh trống ngực hoặc đập dồn dập.
  • Thở nhanh, lo lắng, lòng bàn tay đổ mồ hôi.
  • Chóng mặt, ngất xỉu: là triệu chứng thường gặp khi người bệnh bị rối loạn nhịp tim, máu đến não bị gián đoạn.

Hồi hộp đánh trống ngực có phải biểu hiện về bệnh lý tim mạch hay không?

Triệu chứng hồi hộp đánh trống ngực là triệu chứng không đặc biệt xuất hiện khi có sự bất thường về nhịp đập của quả tim. Sự bất thường về nhịp đập của quả tim thường gặp là ngoại tâm thu, bỏ nhịp, nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim không đều. Để chẩn đoán chính xác liệu có bất thường về nhịp tim khi có triệu chứng hồi hộp đánh trống ngực hay không, bạn cần được làm điện tim đồ hoặc xác nhận trên điện tim đồ ghi trong thời gian 24 giờ. Tình trạng hồi hộp đánh trống ngực có thể do một số nguyên nhân như: căng thẳng tâm lý, cường tuyến giáp, tác dụng phụ của một số loại thuốc, bệnh lý động mạch vành, bệnh lý cơ tim, bệnh lý van tim mà bệnh nhân đã mắc phải. Trong trường hợp thầy thuốc không tìm được nguyên nhân gây ra hồi hộp đánh trống ngực, lúc đó cần hỏi xem người bệnh có dùng chất cafein như coffee, chè, cacao, chocolate, soda... hay không, mặt khác cần hỏi về tiền sử sử dụng thuốc như thuốc nhỏ mũi...

Người bị bệnh lý tim mạch nên ăn gì?

vicare.vn-bac-si-oi-hoi-hop-danh-trong-nguc-co-phai-bieu-hien-ve-benh-ly-tim-mach-hay-khong-body-3
Nên bổ sung ngũ cốc nguyên cám và chất xơ vào khẩu phần ăn của người bị bệnh lý tim mạch

Người mắc bệnh lý tim mạch cần có chế độ ăn vừa hợp khẩu vị, vừa góp phần bảo vệ trái tim của mình. Trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tim mạch nên bổ sung những loại thực phẩm sau đây:

  • Ngũ cốc nguyên cám và chất xơ.
  • Các loại rau củ chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất vi lượng.
  • Uống đủ nước.
  • Đậu nành.
  • Chuối, cam, quýt, dưa đỏ.
  • Cá.
  • Các loại nấm.
  • Trà xanh.
  • Ngoài ra cần kiểm soát chất béo, hàm lượng calo, cholesterol trong mỗi khẩu phần ăn.
  • Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho tim mạch, người bệnh cần tránh một số loại thực phẩm có hại cho tim, như:
  • Các loại thực phẩm giàu natri.
  • Thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ.
  • Thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, thức ăn nhanh.
  • Thức uống có ga, chứa chất kích thích.

Để phòng ngừa bệnh lý tim mạch, bạn cần có chế độ ăn uống hợp lí, rèn luyện sức khỏe, chế độ sinh hoạt điều độ, tuy nhiên cần tránh vận động quá sức. Khi có triệu chứng hồi hộp đánh trống ngực, bạn không nên quá lo lắng, hãy bình tĩnh tìm ra nguyên nhân dưới sự thăm khám, tư vấn của bác sĩ.

Xem thêm:

  • Top 5 thực phẩm tốt cho tim mạch
  • Hiến máu làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
  • Tác hại của rượu bia đối với giấc ngủ