Bác sĩ ơi: Bé 5 tuổi amidan sưng to kéo dài có hiện tượng ngưng thở thì nên cắt amidan không?

Viêm amidan rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng này gây nhiều lo lắng cho phụ huynh có nên cắt amidan đi hay không. Đặc biệt với trẻ nhỏ thì khi nào nên cắt amidan? Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

Bác sĩ ơi: Bé 5 tuổi amidan sưng to kéo dài có hiện tượng ngưng thở thì nên cắt amidan không? Bác sĩ ơi: Bé 5 tuổi amidan sưng to kéo dài có hiện tượng ngưng thở thì nên cắt amidan không?

Viêm amidan rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng này gây nhiều lo lắng cho phụ huynh có nên cắt amidan đi hay không. Đặc biệt với trẻ nhỏ thì khi nào nên cắt amidan?

Viêm amidan ở trẻ em

Amidan là một tổ chức có các tế bào lympho nằm ở hai bên thành sau họng. Chúng có chức năng miễn dịch với trẻ nhỏ, đặc biệt là khi hệ thống miễn dịch toàn thân của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện.

Viêm amidan ở trẻ em là tình trạng sưng, viêm và đau của amidan. Viêm amidan không phải là xấu hoàn toàn, tình trạng viêm này giúp cơ thể trẻ em hoàn thiện dần hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên tình trạng viêm amidan thể hiện cơ thể đang bị các tác nhân xâm nhập. Nguyên nhân thường gặp nhất là do virus, vi khuẩn như liên cầu, phế cầu.

vicare.vn-bac-si-oi-be-5-tuoi-amidan-sung-keo-dai-co-hien-tuong-ngung-tho-thi-nen-cat-amidan-khong-body-1

Phân loại viêm amidan ở trẻ em

Viêm amidan thường được chia làm 2 loại: viêm amidan cấp tính và viêm mạn tính. Tùy thuộc vào thời gian nhiễm bệnh mà được coi là cấp tính hay mạn tính.

Viêm amidan cấp tính

Đây là tình trạng thể hiện sự viêm cấp tính của amidan. Trẻ sẽ bị sốt cao, cảm thấy đau họng, mệt mỏi nhiều đặc biệt trong cơn sốt. Kèm theo đó là tình trạng sưng đau góc hàm, đau vùng tai, vùng sau tai. Khi nuốt thì cơn đau tăng lên nhiều hơn. Một số trẻ có hiện tượng ho, khò khè.

Tình trạng viêm cấp này cần được điều trị dứt điểm để tránh các biến chứng xảy ra như viêm tai giữa, viêm mạn tính amidan,...

Viêm amidan mạn tính

Tình trạng viêm amidan mạn tính thường do quá trình viêm cấp tính không được điều trị dứt điểm dẫn đến amidan sưng to nhiều đợt, dẫn đến quá phát và xơ teo dần. Việc điều trị các đợt kháng sinh không dứt điểm là nguyên nhân chủ yếu. Vì vậy các phụ huynh nên nhớ cần điều trị thuốc kháng sinh cho trẻ đủ liều và đủ thời gian để dứt điểm được quá trình viêm.

Biểu hiện khi bị viêm amidan mạn tính là vướng họng, cảm giác khó nuốt khi amidan sưng to nhiều. Có thể có khó thở, khàn tiếng, ho khan.

Khi nào nên cắt amidan?

vicare.vn-bac-si-oi-be-5-tuoi-amidan-sung-keo-dai-co-hien-tuong-ngung-tho-thi-nen-cat-amidan-khong-body-2

Chỉ định cắt amidan ở trẻ sẽ phụ thuộc vào tình trạng viêm, lứa tuổi, các triệu chứng kèm theo mà sẽ có những chỉ định phù hợp. Việc cắt khi nào và bằng phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào bác sĩ lựa chọn. Dưới đây là một số trường hợp trẻ nên được cắt amidan

  • Viêm amidan gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Amidan sưng to nhiều, tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt ăn uống của trẻ, amidan sưng to gây khó thở thì nên được chỉ định cắt bỏ.
  • Viêm Amidan cấp tính tái phát nhiều lần: hơn 6-7 đợt/ năm hoặc 3-4 đợt/năm trong 2 năm hoặc trong nhiều năm liên tiếp thì được coi là tái phát và nên được cắt bỏ.
  • Viêm amidan mạn tính, bị hóa mủ nhiều lần và kéo dài thì cũng nên được cắt bỏ. Vì tình trạng viêm mạn tính này dễ dẫn đến quá phát amidan, làm cho trẻ thấy khó thở, khó nuốt khi bị sưng to chèn ép đường thở. Khi tình trạng viêm mạn tính kéo dài cùng với đau họng kéo dài, hôi miệng, viêm hạch cổ, khó thở thì cũng nên được chỉ định đi cắt amidan.
  • Đặc biệt viêm mạn tính dễ dẫn tới viêm tai giữa- nguy hiểm cho trẻ nên cần được xử lí sớm để tránh gây biến chứng không mong muốn.

Khi nào không được cắt amidan?

Amidan là một bộ phận có chức năng miễn dịch đối với trẻ nhỏ. Vì vậy không phải trường hợp nào viêm amidan cũng cắt bỏ.

  • Theo khuyến cáo của các bác sĩ thì không cắt amidan cho trẻ dưới 5 tuổi vì ở tuổi này nếu cắt sẽ ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của trẻ.
  • Với những trẻ có bệnh về hệ tim mạch, hô hấp như lao tiến triển, viêm đường hô hấp cấp thì cũng không nên tiến hành cắt amidan.
  • Những trẻ đang có tình trạng viêm cấp tính : cúm, nhiễm virus sởi, ho gà, bạch hầu ... thì cần điều trị dứt điểm trước khi tiến hành cắt bỏ, nạo amidan.
  • Trẻ đang trong quá trình uống hay tiêm phòng cũng không được tiến hành cắt amidan để đảm bảo an toàn cho trẻ (cần chờ ít nhất 2 tuần sau uống vắc xin phòng bại liệt, 6 tháng sau tiêm phòng lao thì mới nên tiến hành phẫu thuật).

Trẻ 5 tuổi amidan sưng to kéo dài có hiện tượng ngưng thở thì nên cắt amidan không?

Với những trẻ dưới 5 tuổi, amidan vẫn còn chức năng miễn dịch với trẻ và amidan vẫn tiếp tục phát triển. vì vậy khuyến cáo không nên cắt với trẻ dưới 5 tuổi.

Tuy nhiên khi tình trạng amidan đã sưng to đến mức chèn vào đường thở, gây hiện tượng ngưng thở thì nên tiến hành cắt bỏ để không ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống của trẻ.

Để xác định chính xác nhất có nên cắt bỏ amidan ở trẻ hay không thì bạn nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám, tư vấn và điều trị tốt nhất.

Phòng tránh viêm amidan

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ.
  • Giữ ấm đường hô hấp trên, đặc biệt vào mùa lạnh. Khi ra ngoài nên quàng khăn, mặc áo ấm đầy đủ.
  • Ở trong phòng kín gió, không có gió lùa vào mùa đông. Không để điều hòa không khí ở mức quá lạnh vào mùa hè.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy có tác dụng sát trùng tốt đối với vùng răng, họng miệng.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, hạn chế khói bụi.
  • Chế độ dinh dưỡng tốt để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Xem thêm:

  • Tại sao cắt amidan xong vẫn bị viêm họng?
  • Bạn có biết khi nào cần mổ cắt amidan?