Bác sĩ nhi chuyên Khoa Hô hấp ở Hà Nội tốt nhất là những bác sĩ nào?

Bệnh viêm đường hô hấp là căn bệnh rất phổ biến và thường gặp ở nước ta, nhất là với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, kèm theo ô nhiễm môi trường, dẫn tới tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất, ở bài viết sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn các bác sĩ nhi chuyên Khoa Hô hấp ở Hà Nội dày dặn kinh nghiệm.

Bác sĩ nhi chuyên Khoa Hô hấp ở Hà Nội tốt nhất là những bác sĩ nào? Bác sĩ nhi chuyên Khoa Hô hấp ở Hà Nội tốt nhất là những bác sĩ nào?

Bệnh viêm đường hô hấp là căn bệnh rất phổ biến và thường gặp ở nước ta, nhất là với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, kèm theo ô nhiễm môi trường, dẫn tới tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất, ở bài viết sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn các bác sĩ nhi chuyên Khoa Hô hấp ở Hà Nội dày dặn kinh nghiệm.

1. Nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp

Viêm đường hô hấp ở trẻ dưới 5 tuổi chủ yếu là do nhiễm những loại virus lành tính. Một số loại virus đáng chú ý là virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, virus á cúm, virus sởi, Adenovirus (còn gọi là virus hạch), Rhinovirus, Enterovirus, Cornavirus và một số loài nấm...

Ở nước ta, nhiễm vi khuẩn vẫn được xem là nguyên nhân phổ biến gây viêm đường hô hấp cấp ở trẻ, đứng đầu là vi khuẩn Hemophilus influenzae tuýp B (viết tắt là Hib). Tiếp theo là phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumonia, liên cầu khuẩn, vi khuẩn Bordetella, tụ cầu, vi khuẩn Klebsiella pneumoniae, vi khuẩn Chlamydia trachomatis...

Ngoài ra, viêm đường hô hấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: dị ứng với thời tiết, với các loại dị nguyên khác nhau (kháng nguyên) có trong không khí, trong bụi, dị ứng hoặc tác động của hóa chất, khói thuốc lá.

2. Các bác sĩ chuyên Khoa Hô hấp giỏi tại Hà Nội

Theo Viện Nghiên cứu sức khỏe trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, ở nước ta trung bình mỗi năm, có nhiều trẻ mắc từ 5 đến 7 lần nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Điều đáng nói, nhiễm khuẩn hô hấp có tỉ lệ mắc và tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi cao nhất trong các bệnh lý của trẻ em. Sau đây là danh sách những bác sĩ chuyên khoa Hô hấp giỏi tại Hà Nội, bạn đọc có thể tham khảo.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Chu Thị Hạnh

  • Phó Giám đốc Khoa Hô Hấp, Bệnh viện Bạch Mai
  • Bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Đông Đô

Là chuyên gia hàng đầu về các bệnh lý hô hấp, từng tu nghiệp nhiều năm tại Cộng hòa Pháp và Nga. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, điều trị các bệnh lý về đường hô hấp Phó Giáo sư nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao từ các bệnh nhân và đồng nghiệp.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đào Minh Tuấn

  • Trưởng Khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi trung ương
  • Phòng khám Nhi bác sĩ Đào Minh Tuấn

Ông chuyên khám, Chẩn đoán, điều trị các bệnh hô hấp trẻ em. Bệnh hen phế quản, dị vật đường thở, tràn khí màng phổi, viêm phế quản.

vicare.vn-bac-si-nhi-chuyen-khoa-ho-hap-o-ha-noi-tot-nhat-la-nhung-bac-si-nao-body-1

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Nguyệt

  • Bác sĩ Chuyên khoa II, chuyên ngành Nhi
  • Nguyên Phó khoa hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chẩn đoán thăm khám và điều trị, chữa bệnh viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phổi, ngạt mũi, hắt hơi nhiều lần) ở trẻ em. Các bệnh đường hô hấp như viêm mũi, họng, VA, viêm xoang, ho, sổ - nghẹt mũi...

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Thu Phương

  • Phó giám đốc khoa Hô Hấp- Bệnh viện Bạch Mai
  • Bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Đông Đô
  • Bác sĩ Khoa Quốc tế - Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội

Chuyên gia hàng đầu về các bệnh lý đường hô hấp, từng tu nghiệp tại Mỹ và Úc.

Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Ngô Quý Châu

  • Phó Giám đốc bệnh viện Bạch Mai
  • Giám đốc khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai
  • Phó chủ nhiệm Bộ môn Nội tổng hợp - Trường Đại học Y Hà Nội
  • Chủ tịch Hội hô hấp Hà Nội

Thành viên Hội phổi Pháp - Việt, Thành viên Hội Hô Hấp Châu Âu, Thành viên Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Anh

  • Nguyên Phó Giám đốc khoa Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai
  • Bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Đông Đô

Là một trong những chuyên gia hàng đầu về các bệnh lý hô hấp, từng tu nghiệp nhiều năm tại Cộng hòa Pháp.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Văn Giáp

  • Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam
  • Phó giám đốc khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai
  • Bác sĩ tại phòng khám Đa khoa Đông Đô.

Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Văn Giáp được đào tạo chuyên sâu về các bệnh lý hô hấp tại Pháp, Úc, hiện đang công tác tại Trung tâm Hô Hấp - Bệnh viện Bạch Mai

Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Văn Sáng

  • Bác sĩ tại phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Nguyên giảng viên Bộ môn Lao - Đại học Y Hà Nội
  • Nguyên nghiên cứu sinh tại Viện Lao trung ương, Bộ Y tế, Liên Xô

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Hoàng Thành

  • Bác sĩ Chuyên khoa Tim mạch - hô hấp
  • Bác sĩ Chuyên khoa Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyên cán bộ khoa Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai

Bác sĩ tại Chuyên khoa Nội - Hô Hấp - Phòng khám số 1, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tiến sĩ, Bác sĩ Đặng Hùng Minh

  • Bác sĩ công tác tại Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai

Bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về các bệnh lý Hô hấp tại Nhật Bản.

Ngoài ra các mẹ có con nhỏ cũng truyền tai nhau, không nên chủ quan khi con có những triệu chứng khó chịu vì ở trẻ bệnh diễn biến rất nhanh, nhưng cũng không nên đưa con đi khám quá nhiều nơi. Bố mẹ nên tìm một bác sĩ thật sự uy tín, gần nhà thì càng tốt, để cho con theo khám và bác sĩ cũng hiểu rõ về cơ địa của con.

Không lạm dụng hay tự ý dùng kháng sinh, nhưng cũng không nên từ chối nó. Bởi nếu bị viêm nhiễm hoặc để chống bội nhiễm thì bắt buộc phải dùng kháng sinh, còn những bệnh do virus thì không cần đến kháng sinh chỉ ít ngày là khỏi, và cũng chỉ có bác sĩ giỏi mới biết cần làm gì với bệnh của bé.

Khi thời tiết thay đổi con dễ bị sổ mũi, bố mẹ cần xịt sterimar hoặc humer cho con rồi hút sạch. Không nên dùng máy hút tại nhà vì lực hút lớn, nếu không biết điều chỉnh độ nông, sâu của dây hút dễ gây ảnh hưởng niêm mạc mũi của con.

Mũi sạch thì sẽ không lên tai, không xuống họng, trong trường hợp cần đưa bé đi khám, bố mẹ có thể tham khảo để đưa bé đến các bác sĩ dưới đây, vừa không mất thời gian chờ đợi mà phí dịch vụ cũng không quá mắc.

vicare.vn-bac-si-nhi-chuyen-khoa-ho-hap-o-ha-noi-tot-nhat-la-nhung-bac-si-nao-body-2

Bác sĩ Phạm Đức Thịnh

Giám đốc bệnh viện Hồng Ngọc

Địa chỉ: 11A Hai Bà Trưng (gần ngã tư Nguyễn Khắc Cần. Đối diện hơi chếch cổng trường Trần Phú).

Bác sĩ khám nhẹ nhàng, hỏi han tỉ mỉ bệnh, kê thuốc gì cũng giảng giải không lạm dụng kháng sinh. Bác sĩ khám thứ 3-5-7 tại bệnh viện Hồng Ngọc Keangnam và thứ 2-4-6 tại Savico Long Biên. Bố mẹ lưu ý gọi điện để đặt lịch hẹn trước.

PGS. TS. Bác sĩ Nguyễn Thị Yến

Địa chỉ: Số nhà 40C, ngõ 23 Nguyễn Thị Định.

Bác sĩ Yến chuyên về hô hấp nhi khám hầu hết các ngày trong tuần, sau 17h30 và cả ngày thứ 7, chủ nhật, bác sĩ khám kỹ càng, cẩn thận, kê thuốc không lạm dụng khác sinh.. Phí khám 100.000 đồng mỗi lần.

Ths. Bác sĩ Nguyễn Thị Ánh Xuân

Trưởng khoa Nhi bệnh viện Việt Nam - Cuba

Địa chỉ: 88 Tô Vĩnh Diện.

Bác sĩ kiểm tra bệnh cho con rất nhẹ nhàng, tỉ mỉ, kê đơn không lạm dụng kháng sinh, phong cách và phác đồ điều trị hiện đại và rất chịu nghe các mẹ chia sẻ về bệnh tình của con. Bác sĩ khám ngoài giờ hành chính và thứ 7, chủ nhật. Phí khám 100.000 đồng, phí hút đờm 40.000 đồng.

3. Một số bài thuốc dân gian điều trị hô hấp hiệu quả

Theo kinh nghiệm của các bác sĩ khi trẻ có những biểu hiện bệnh nặng, sốt cao quá 2 ngày thì cần đưa trẻ đến bệnh viện, để các bác sĩ thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Còn nếu mới chớm bị bệnh viêm đường hô hấp, thì có thể sử dụng các bài thuốc dân gian dưới đây để điều trị rất tốt cho trẻ.

Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá

Lấy một nắm lá diếp cá rửa sạch rồi lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Sau đó chắt lấy nước cho bé uống lúc nước còn ấm, mỗi ngày mẹ cho bé uống khoảng 3 lần. Nên cho bé uống sau mỗi bữa ăn khoảng 1 tiếng để bé đỡ bị nôn trớ.

Chữa viêm đường hô hấp bằng rau diếp cá rất an toàn và hiệu quả cho trẻ. Ngoài tác dụng trị ho, rau diếp cá còn có tác dụng chữa cảm sốt rất hiệu quả.

Lá húng chanh

Lá húng chanh có tác dụng trị đờm, lợi phế, thông cổ, lấy một nắm lá húng chanh rửa sạch, thái nhỏ hoặc giã nát. Sau đó, cho vào chén, thêm một ít đường phèn hoặc mật ong hấp cách thủy, rồi chắt nước để nguội cho trẻ uống mỗi ngày 2 lần.

Cây xương sông

Cây xương sông ngoài tác dụng trị cảm sốt thì còn có công dụng tiêu đờm, trị khản tiếng, viêm thanh quản. Chọn lá xương sông non kết hợp với lá hẹ, rửa sạch, thái nhỏ, cho thêm ít đường, hấp cách thủy và cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Quất xanh

Dùng quất xanh hấp đường phèn hoặc mật ong sẽ có tác dụng chữa ho do nhiễm lạnh. Dùng 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Nên để cả vỏ, bỏ hạt, đợi nguội mới cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Hoa hồng bạch chữa ho

Cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với một ít đường phèn, và một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống mỗi lần 1 thìa, mỗi ngày từ 3 đến 4 lần.

Lá hẹ và đường phèn

Lấy một nắm lá hẹ rửa sạch, thêm đường phèn cho vào bát hấp cách thủy. Sau đó lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa. Cách này được các mẹ hay dùng trị ho cho con vì khá đơn giản và hiệu quả.

vicare.vn-bac-si-nhi-chuyen-khoa-ho-hap-o-ha-noi-tot-nhat-la-nhung-bac-si-nao-body-3

Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn

Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy khoảng 10-15 phút rồi cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần một ngày.

Lê + đường + xuyên bối

Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi, thêm vào bên trong trái lê 2-3 cục đường phèn nhỏ, 5-6 hạt xuyên bối. Cho lê vào hấp cách thuỷ chừng 30 phút. Ngày cho bé ăn 2 lần. Giúp chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm.

Nước củ cải, mật ong

Lấy khoảng 500g củ cải, 50g mật ong. Tiếp đến, đem giã nát củ cải, vắt lấy nước và trộn với mật ong. Mỗi ngày cho trẻ dùng 2 lần.

Tỏi hấp mật ong

Bóc 5 tép tỏi rồi cho vào chén giã nhuyễn. Trộn thêm 3 thìa cafe mật ong vào khuấy đều và cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 10 phút, đến khi hỗn hợp dậy mùi thơm là được. Mỗi ngày cho bé uống 3 lần, mỗi lần khoảng 25ml hỗn hợp.

Hành, tỏi ngâm mật ong

Hành tím 1 củ, tỏi to 1 củ. Hành tỏi bóc vỏ rửa sạch thái khoanh tròn. Để hành tỏi đã thái nhỏ vào lọ, đổ mật ong ngập miệng rồi ngâm qua đêm hoặc 12 giờ. Chắt lấy nước hành tỏi cho con uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cafe.

Thời tiết thất thường như ở nước ta, nhất là miền Bắc thì trẻ rất dễ bị ốm. Vào những ngày giao mùa, trời trở lạnh, bố mẹ cần giữ ấm cho con, nhất là phần ngực và chân, đeo khăn, yếm và đi tất cho con. Khi tắm bố mẹ chú ý kín gió có đèn sưởi càng tốt, và có thể nhỏ một giọt dầu tràm vào nước tắm để tránh cảm cho con.

Trên đây là những thông tin về các cơ sở và bác sĩ nhi chuyên Khoa Hô hấp ở Hà Nội, có uy tín, nhiều kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, thăm khám và điều trị bệnh mà chúng tôi vừa gửi tới bạn đọc. Hi vọng, các bạn có thể tìm được cho con của mình một bác sĩ uy tín, gần nhà để việc thăm khám, điều trị hiệu quả hơn.

Xem thêm:

  • 5 Bác sĩ chuyên khoa nhi khám tại nhà ở Hà Nội
  • Top 4 Bác sĩ tâm lý chữa trầm cảm được lựa chọn nhiều nhất
  • Vi khuẩn Hp đã chữa khỏi có tái nhiễm lại nữa không bác sĩ